Trẻ bị giật mình khi ngủ có phải biến chứng của bệnh tay chân miệng?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà cháu 16 tháng tuổi, đã bị tay chân miệng 3 lần. Cách đây 8 hôm, lưỡi bé xuất hiện 1 nốt loét, đi khám ở bệnh viện tuyến huyện thì bác sĩ nói là nhiệt miệng, 2 hôm sau thì khỏi. Bé vẫn ăn, chơi bình thường. Cách đây 2 hôm, bé bị sốt 39 độ. Hôm sau cháu cho bé đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, bác sĩ kết luận bị viêm họng cấp. Cháu để ý, khi bé nhà cháu thiu thiu ngủ thì bị giật mình (hôm sốt, tối qua và trưa nay). Bé đã cắt sốt từ sáng ngày hôm qua. Bác sĩ cho cháu hỏi trẻ bị giật mình khi ngủ có phải biến chứng của bệnh tay chân miệng? Nốt nhiệt trong miệng bé đã khỏi cách đây 5 hôm. Mong bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Thủy (1992)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Khương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ bị giật mình khi ngủ có phải biến chứng của bệnh tay chân miệng?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh tay chân miệng do các loại vi rút thuộc họ vi rút đường tiêu hóa (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Nếu trẻ bị bệnh này ngoài biểu hiện loét miệng, ban ở da chân, tay và sốt nhẹ thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm trách việc điều trị bệnh nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau: Sốt cao liên tục 39oC không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ bị giật mình khi ngủ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Dấu hiệu trật mắt cá chân
    Bong gân cổ chân

    Bong gân cổ chân là tình trạng chấn thương các dây chằng vùng cổ chân. Bong gân mắt cá ngoài là vị trí bong gân thường xảy ra nhất.

    Đọc thêm
  • Bong gân và căng cơ
    Bong gân khớp cổ chân có để lại di chứng?

    Khớp cổ chân cung cấp cho cơ thể sự cân bằng, ổn định, khả năng chịu sức nặng của cơ thể. Nó phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ này trong khi được thực hiện và thao tác hơn ...

    Đọc thêm
  • Thalapas
    Công dụng thuốc Thalapas

    Thuốc Thalapas có thành phần hoạt chất chính là Methyl salicylate và Ethylene Glycol Monosalicylate. Thuốc Thalapas được bào chế dưới dạng miếng dán thấm, phù hợp dán trực tiếp vào da. Quy cách đóng gói là hộp gồm 20 ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cibinqo
    Công dụng thuốc Cibinqo

    Cibinqo thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định trong các bệnh lý tự miễn như viêm da cơ địa (chàm) không đáp ứng với các điều trị thông thường. Vậy tác dụng thuốc Cibinqo và các ...

    Đọc thêm
  • Dicorsal
    Công dụng thuốc Dicorsal

    Dicorsal là thuốc điều trị bệnh da liễu, dùng đường bôi ngoài da. Thuốc Dicorsal có thành phần chính là Betamethasone Dipropionate và Axit salicylic, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da dày sừng, khô ...

    Đọc thêm