Trẻ bị chảy máu cam sau mổ nội soi nang thừng tinh 4 ngày có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con cháu sau mổ nội soi nang thừng tinh 4 ngày đêm nào cũng bị chảy máu cam. Bác sĩ cho cháu hỏi, trẻ bị chảy máu sau mổ nội soi nang thừng tinh 4 ngày có sao không?

Ngô Quang Thành ( Hà Nội)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ bị chảy máu cam sau mổ nội soi nang thừng tinh 4 ngày có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

U nang thừng tinh ở trẻ được định nghĩa là một bệnh bẩm sinh tồn tại trong một ống nhỏ từ ổ bụng xuống bìu và tạo thành nang. Để giúp trẻ chóng lành, hạn chế tối đa các biến chứng, bạn cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt u nang thừng tinh.

  • Tránh tắm rửa cho trẻ trong ít nhất 2 ngày sau phẫu thuật. Chỉ dùng khăn thấm nước lau nhẹ nhàng cơ thể.
  • Không để trẻ cưỡi hay ngồi lên đồ chơi, vật cứng trong vòng vài tuần liên tiếp. Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ vui chơi trở lại với những trò chơi thông thường.
  • Cho trẻ mặc đồ thoải mái, đáy quần không được bó quá chật;
  • Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước;
  • Không kiêng khem quá mức, cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, mau hồi phục sức khỏe;
  • Dùng tã lót nếu cần thiết, nhưng bạn nên lưu ý phải thay thường xuyên thay tã lót cho trẻ và thỉnh thoảng nên để “thông thoáng”...

Theo bác sĩ, trường hợp trẻ bị chảy máu cam không liên quan tới sau mổ nội soi nang thừng tinh. Chảy máu cam có thể do trẻ bị viêm đường hô hấp, trẻ hay cho tay ngoáy mũi hoặc niêm mạc mũi bị khô. Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ điều kiện sống. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi:

  • Trẻ chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 - 10 phút bóp mũi. Lúc này cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu ở trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam nhiều lần lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh ở mũi. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị.
  • Trẻ bị chảy máu mũi đi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm dập trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu,...
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia,...
  • Tim đập nhanh, khó thở hoặc khạc hay nôn ra máu.

Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc về chảy máu cam, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

658 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chảy máu cam
    Ngăn chặn tình trạng chảy máu cam của trẻ

    Chảy máu cam là một bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Dù đây không phải là một hiện tượng hiếm gặp nhưng nó lại làm cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối ...

    Đọc thêm
  • Chụp số hóa xóa nền
    Chụp số hóa xóa nền và can thiệp các bệnh lý hệ tĩnh mạch não

    Các bệnh lý hệ tĩnh mạch não như nhồi máu não tĩnh mạch, huyết khối xoang tĩnh mạch, hẹp xoang tĩnh mạch não,... có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Chụp số hóa xóa nền (chụp DSA) ...

    Đọc thêm
  • Examin
    Công dụng thuốc Examin

    Examin là thuốc có tác dụng cầm máu, chống xuất huyết, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần chính là Tranexamic acid, hàm lượng 250mg/5ml. Để tìm hiểu chi tiết công dụng cũng như chỉ định ...

    Đọc thêm
  • thuốc Ajecxamic
    Công dụng thuốc Ajecxamic

    Ajecxamic với thành phần chính là acid tranexamic, được chỉ định điều trị các trường hợp chảy máu bất thường trong và sau phẫu thuật, sản phụ khoa, tiết niệu, chảy máu mũi, chảy máu thận, đa kinh,... Sau đây ...

    Đọc thêm
  • flamaz
    Công dụng thuốc Flamaz

    Flamaz thường được sử dụng như một loại thuốc cầm máu. Việc dùng Flamaz cần thận trọng bởi một số tác dụng phụ và trên các đối tượng đặc biệt.

    Đọc thêm