Điều trị tiêu chảy kéo dài cho trẻ như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con trai em gần 12 tháng tuổi. Cách đây 20 ngày, bé có triệu chứng tiêu chảy, phân sống, số lượng đi lần đầu khoảng 10 lần, đi ít một và lắt nhắt. Em cho bé nhập viện bệnh viện huyện thì bác sĩ cho truyền Cipro và Metro, sau đó bé bị sốt, sốt cao liên tục 40 độ trong 3 ngày. Bác sĩ cho truyền Para thì sốt giảm dần và gần 1 tuần bé phát ban nổi lên rồi hết sốt nên bác sĩ cho xuất viện, lúc này các triệu chứng tiêu chảy giảm còn 2-3 lần/ ngày. Sau đó thì bé vẫn có dấu hiệu phân sống, kèm nhầy, có 1 lần có lẫn máu, nên em tiếp tục cho nhập viện bệnh viện tỉnh, bác sĩ cho làm xét nghiệm phân thì âm tính, nuôi cấy phân cũng âm tính. Bác sĩ bệnh viện tỉnh tiếp tục chích thuốc cefo và Genta 5 ngày và xuất viện khi bé vẫn đi phân sống 1-2 lần/ ngày. Về nhà em thấy bé giảm tiêu chảy, phân đầu có khuôn mềm. Sau đó 3 ngày thì thấy bé bị sốt lại, ho, sốt mũi, trên đầu bị mảng nhỏ khoảng 1cm có vết sưng đỏ mưng mủ, bác sĩ cho dùng tiếp kháng Augmentin, thì sau đó bé bị tiêu chảy lại. Trong hơn 20 ngày đó bé vẫn ăn, chơi bình thường. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp điều trị tiêu chảy kéo dài cho trẻ như thế nào? Trân trọng cảm ơn!

Phạm Thị Mận (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị tiêu chảy kéo dài cho trẻ như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Các dấu hiệu như bạn mô tả thì bé đang bị tiêu chảy kéo dài. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy kéo dài là bù nước, điều trị nhiễm trùng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Bạn nên có chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý, đảm bảo vệ sinh cho bé, ưu tiên “ăn chín, uống sôi” trong mỗi bữa ăn. Nếu có thể bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia về việc bổ sung lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu ở trẻ.

Bạn nên cho bé bú sữa mẹ và tiêm phòng đủ chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé. Ngoài ra, bạn nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá tình trạng hiện tại của bé để có hướng điều trị và tư vấn chế độ dinh dưỡng thích hợp bạn nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc điều trị tiêu chảy kéo dài cho trẻ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

278 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tiểu đường ở người cao tuổi
    Tiêu chảy có phải là triệu chứng của bệnh tiểu đường không?

    Những người bị bệnh tiểu đường có thể bị tiêu chảy vì nhiều lý do, giống như bất kỳ người nào khác. Tiêu chảy là triệu chứng của nhiều bệnh như nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bệnh celiac, hội chứng ...

    Đọc thêm
  • Sulfaganin 500
    Công dụng thuốc Sulfaganin 500

    Thuốc Sulfaganin 500 có thành phần chính hoạt chất Sulfaguanidine với hàm lượng 500mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp tính do nguyên ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Paregoric
    Thuốc Paregoric: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Paregoric thuộc nhóm thuốc giảm đau opioid, được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy, giúp hạn chế tần suất đi tiêu của bạn. Thuốc Paregoric hoạt động theo cơ chế làm chậm sự chuyển động của ruột.

    Đọc thêm
  • thuốc crofelemer
    Công dụng thuốc Crofelemer

    Thuốc Crofelemer được biết đến là dòng thuốc chữa bệnh tiêu chảy phổ biến. Hiệu quả của thuốc sẽ phụ thuộc vào liều dùng, cách sử dụng, do đó việc hiểu rõ về Crofelemer sẽ giúp bạn dùng thuốc hiệu ...

    Đọc thêm
  • Telotristat
    Công dụng thuốc Telotristat

    Thuốc Telotristat thuộc nhóm thuốc chống ung thư và được sử dụng kết hợp với một loại thuốc khác để điều trị tiêu chảy do khối u carcinoid ở bệnh nhân không được kiểm soát bởi một chất tương tự ...

    Đọc thêm