What disease does a headache for 3 days indicate?

This is an automatically translated article.

Hỏi
Em bị nhức đầu liền 3 ngày hôm nay. Nhức ở phần trên của trán (cả 2 bên) và nhức ở mắt (cứ liếc mắt là nhức). Trong 3 ngày qua e có kèm theo triệu chứng bị nóng hoặc lạnh không ổn định (lúc thì nóng vã mồ hôi nhưng ngay sau đó lại lạnh) và hơi hơi buồn nôn, chán ăn, cảm giác ăn cái gì cũng nhạt.
Ngày thứ nhất em có dùng 2 viên paracetamol nhưng chỉ giảm đau được trong thời gian ngắn, hôm qua em dùng thêm thuốc trị cảm sốt tại hiệu thuốc nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ cho em hỏi nhức đầu liền 3 ngày cảnh báo bệnh gì?
Nguyễn Thanh Long (2000)
Trả lời
Được giải đáp bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chào bạn,
Với câu hỏi: " Nhức đầu liền 3 ngày cảnh báo bệnh gì?" , bác sĩ giải đáp như sau:
Đau đầu mãn tính hay đau đầu kéo dài đề cập đến tần suất cũng như thời gian tình trạng này xảy ra, thông thường là quá 15 ngày trong một tháng. Theo nghiên cứu, đau đầu kéo dài có khả năng xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người cao tuổi hay trẻ nhỏ.
Thường xuyên bị đau đầu sẽ khiến bạn suy nhược về cả thể chất lẫn tâm trí, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Khác với những tình huống đau đầu thông thường, thuật ngữ đau đầu kéo dài bao gồm nhiều loại nhức đầu không giống nhau, chẳng hạn như:
Đau đầu kéo dài do căng thẳng
Đau đầu căng thẳng thường có những cơn đau đầu dạng này có xu hướng:
Ảnh hưởng đến cả hai bên đầu của bạn Cường độ đau không quá đáng kể Cảm giác đau thắt hoặc có áp lực đè lên hai bên thái dương Đau nửa đầu
Loại đau đầu kéo dài chỉ ở một bên thường xuất hiện ở những người có tiền sử mắc chứng đau nửa đầu. Các cơn đau có xu hướng:
Ảnh hưởng đến một bên hoặc lần lượt ở hai bên đầu Cảm giác đau nhói, khó chịu Cường độ đau ở mức trung bình – nặng Đồng thời, người bệnh còn có nguy cơ gặp một trong những dấu hiệu dưới đây:
Buồn nôn hoặc nôn Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh Đau đầu chuỗi (từng cơn)
Nhức đầu xảy ra từng cơn có khả năng kéo dài vài tuần hay thậm chí vài tháng. Ngoài ra, cường độ đau tương đối lớn và thường ở một bên đầu.
Những triệu chứng khác của đau đầu kéo dài Khi cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày, tình trạng này có thể kéo theo một loạt dấu hiệu khác phát sinh, chẳng hạn như:
Buồn nôn và nôn Đổ nhiều mồ hôi Nhạy cảm với ánh sáng quá chói hoặc ô nhiễm âm thanh (tiếng ồn) Nghẹt mũi và chảy nước mũi Chảy nước mắt Nguyên nhân bạn thường xuyên bị đau đầu? Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác những triệu chứng đau đầu kéo dài bắt nguồn từ đâu. Một số yếu tố liên quan có thể bao gồm:
Cơ đầu và cổ căng cứng Dây thần kinh sinh ba ở mặt bị kích thích. Tình huống này có nguy cơ dẫn đến một số triệu chứng liên quan đến đau đầu kinh niên như: Đau hốc mắt Nghẹt mũi Đỏ mắt Thay đổi một số hormone (nội tiết tố) trong cơ thể, ví dụ như serotonin hay estrogen Di truyền Thông thường, đau đầu hay bị tác động bởi thói quen sống hoặc các yếu tố môi trường xung quanh như:
Áp lực công việc căng thẳng Thay đổi thời tiết Thường xuyên sử dụng caffeine Thiếu ngủ Mặt khác, lạm dụng thuốc giảm đau cũng có nguy cơ dẫn đến chứng đau đầu kéo dài. Cảnh báo một số bệnh dưới đây:
Nhóm bệnh không nguy hiểm Thiếu máu não
Thiếu máu não gồm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi... Người bệnh cần cung cấp thể sắt để được điều trị bệnh thiếu máu, loại bỏ đi chứng đau đầu.
Đau nửa đầu (đau đầu vận mạch hay rối loạn vận mạch não)
Là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến, đặc điểm là tái diễn từng cơn, có khi bên phải có khi bên trái, từ vừa đến nặng... Bệnh thường gặp ở phụ nữ ở tuổi trung niên, xuất hiện vào buổi sáng. Mặc dù bệnh không nguy hiểm tới tinh mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí nặng hơn còn để lại biến chứng thần kinh.
Tăng nhãn áp
Rối loạn điều tiết ở mắt và một số bệnh lý khác của nhãn cầu có thể làm đau đầu một cách dữ dội, biểu hiện đỏ mắt và suy giảm thị lực.
Nhóm bệnh nghiêm trọng Khối u não
Người bệnh khối u não thường bị đau đầu dai dẳng rất lâu khỏi, xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, tăng dần đến mức dữ dội, chưa từng thấy. Ngay cả giai đoạn muộn hơn, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác, cần chụp CT scan não hoặc MRI để xác định rõ bệnh.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Khi đau đầu kèm theo nôn mửa, thay đổi ý thức, mất thăng bằng, giảm thị lực và cả khả năng nói, tê vùng hoặc toàn thân là dấu hiệu của tai biến. Kèm theo của đột quỵ là những hậu quả nặng nề khác cho bệnh nhân, vì vậy không nên chủ quan với tình trạng bệnh này.
Liệu pháp không dùng thuốc Phương pháp điều trị chứng đau đầu kéo dài không chỉ có thuốc. Bên cạnh các toa thuốc giảm đau, bạn còn có thể chấm dứt tình trạng đau đầu kéo dài bằng một số biện pháp khắc phục khác, chẳng hạn như:
Liệu pháp hành vi: có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều biện pháp với nhau. Đây là hình thức tâm lý trị liệu, giúp bạn hiểu rõ ảnh hưởng của cơn đau đầu kéo dài đến tinh thần, từ đó sớm có biện pháp khắc phục. Phản hồi sinh học: sử dụng các thiết bị theo dõi y tế chuyên dụng để giúp bạn tìm hiểu và học cách kiểm soát các chức năng của cơ thể như huyết áp, nhịp tim và căng cơ. Kích thích dây thần kinh chẩm: một phương pháp phẫu thuật mà trong đó, một thiết bị chuyên dụng nhỏ được đặt ở đáy hộp sọ của bạn. Thiết bị gửi các tín hiệu xung điện đến dây thần kinh chẩm của bạn, từ đó làm giảm bớt cường độ đau đầu ở một số người. Châm cứu: liệu pháp điều trị đau đầu kéo dài bằng cách đâm những cây kim mỏng như sợi tóc vào một số vị trí cụ thể trên cơ thể, gọi là huyệt đạo. Massage: xoa dịu tình trạng căng thẳng về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Thay đổi lối sống khỏe mạnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày để giúp kiểm soát cơn đau đầu cũng như tránh các tác nhân gây tình trạng trên. Nghỉ ngơi: Nếu bị đau đầu kéo dài, người bệnh nên tạm ngưng công việc và nghỉ ngơi, giúp đầu óc thư giãn, không suy nghĩ nhiều. Giấc ngủ sâu cũng là phương pháp hữu hiệu giúp đầu óc được nghỉ ngơi, thư thái. Thêm vào đó có thể sử dụng phương pháp truyền thống như bấm huyệt, người bệnh có thể dùng tay để xoa bóp vùng đầu, trán, cổ, vai, điều này sẽ làm giảm đau đầu một cách tạm thời. Uống nhiều nước: Người bệnh sẽ bị đau đầu trầm trọng hơn nếu như không nghỉ ngơi hoặc uống nước nhiều. Uống thêm nước trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp trở lại trạng thái cân bằng. Tập thể dục: Vừa mang lại vóc dáng đẹp và một sức khỏe tốt, tốt cho tim và cón có thể làm hạn chế các cơn đau đầu. Nên tham gia tập luyện thể dục, thể thao 3 ngày/ tuần, khoảng 30-1 tiếng. Tắm nước nóng: Tắm nước nóng rất hữu hiệu cho đau đầu do thời tiết, liên quan đến xoang. Sau khi tắm có thể thưởng thức cà phê, một cốc nước ấm, dùng bữa một bữa nhẹ. Chườm lạnh: Sử dụng phương pháp chườm lạnh để giải quyết tạm thời khi cơn đau đầu bùng phát. Nhiệt độ thấp có thể làm chuyển hướng tập trung vào kích thích mới, bỏ qua sự chú ý tới cảm giác đau hiện tại. Tránh ngồi máy tính quá lâu: Ánh sáng ở màn hình máy tính là những nguyên nhân gây đau đầu trong thế giới internet ngày nay. Việc tập trung trên ánh sáng của màn hình làm cho người bệnh ngày càng bị đau đầu một cách dữ đội hơn. Thư giãn sau 30 phút để mắt nghỉ ngơi, cơn đau giảm đi rồi mới tiếp tục làm việc. Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn nhiều thực phẩm nhiều magie sẽ làm giảm đau đầu rất hiệu quả. Hạn chếsử dụng các thực phẩm có thể làm đau đầu mạnh hơn như: đường hóa học, rượu, đò ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... Chẩn đoán đau đầu kéo dài. Để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất, trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm về bệnh sử của bạn. Họ có thể đặt ra những câu hỏi như:
Bạn có thường xuyên bị đau đầu? Cơn đau đầu kéo dài bao lâu? Vị trí cơn đau nằm ở đâu và cảm giác như thế nào? Có phải cơn đau đầu chỉ xảy ra tại một thời điểm nhất định hoặc sau một hoạt động cụ thể? Bạn có bất kỳ triệu chứng kèm theo với đau đầu? Gia đình bạn có tiền sử mắc một số chứng bệnh về nhức đầu, ví dụ như đau nửa đầu, hay không? Những loại thuốc bạn đang dùng gồm những gì? Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất bạn. Một số xét nghiệm chuyên sâu đôi khi không cần thiết, trừ khi bạn có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh toàn thân.
Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ nguyên nhân đau đầu thứ phát nào, có thể bao gồm:
Lạm dụng thuốc hoặc chịu tác dụng phụ của thuốc Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não hoặc nhiễm trùng xoang Khó thở khi ngủ Đau dây thần kinh Chấn thương sọ não Bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân đau đầu kéo dài ở bạn.
Để tiếp nhận liệu trình điều trị hiệu quả nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ và mô tả chi tiết tình trạng đau đầu kéo dài của mình. Việc tìm đến bác sĩ sẽ vô cùng quan trọng nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
Cơn đau đầu phát sinh nhiều hơn ba lần một tuần. Những cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn hoặc không được cải thiện sau khi bạn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn đã phải sử dụng thuốc giảm đau gần như mỗi ngày để kiểm soát cơn đau đầu. Các hoạt động thể chất ảnh hưởng tiêu cực đến cơn đau đầu của bạn. Chứng đau nhức đầu bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, chẳng hạn như giấc ngủ, công việc hoặc học tập. Đôi khi, nhức đầu có thể đại diện cho một số vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đột quỵ hay viêm màng não. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu những triệu chứng sau đây phát sinh:
Cường độ đau đầu dữ dội. Cơn đau xuất hiện bất ngờ. Các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt cao, căng cứng cổ, buồn nôn hoặc nôn... phát tác. Những dấu hiệu của bệnh thần kinh như nhầm lẫn, tê hoặc các vấn đề về phối hợp, đi bộ hoặc nói chuyện xảy ra. Cơn đau đầu xảy ra sau chấn thương đầu. Nếu bạn còn thắc mắc về việc nhức đầu liền 3 ngày cảnh báo bệnh gì? , bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám chính xác. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn sức khỏe.
Trân trọng!

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Share
Patients Stories