Điều trị viêm bao gân khớp khủy tay như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị viêm bao gân khớp khủy tay do tập tạ nặng và làm trong nhà máy cầm khuôn đồng nhiều. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị viêm bao gân khớp khủy tay như thế nào? Em đã châm cứu, bấm huyệt đủ cả vẫn không hết đau. Em cảm ơn bác sĩ.

Dương Thị Thu Hường (1971)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Điều trị viêm bao gân khớp khủy tay như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm bao gân vùng lồi cầu ngoài khuỷu tay hay còn gọi hội chứng Tennis Elbow là một tình trạng tương đối thường gặp ở những người làm việc nặng hay sử dụng cánh tay nhiều như công nhân, vận động viên thể thao.

Bạn bị viêm bao gân do tập tạ nặng và cầm khuôn đồng nhiều trong nhà máy khi làm việc, gây viêm điểm bám gân và bao gân vùng khuỷu tay, điều trị những trường hợp viêm bao gân thông thường dùng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ bằng đường uống, đắp đá vùng đau ngày 2 lần mỗi lần 10-15 phút, sau đó bôi thuốc kháng viêm tại chỗ vùng viêm đau và băng thun khuỷu tay hỗ trợ, bạn cần hạn chế vận động mạnh vùng khuỷu và cẳng tay bên đau cho đến khi hết đau (thông thường vài tháng).

Bạn có thể đi điều trị vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế để được điều trị chống viêm tại chỗ bằng sóng ngắn, sóng xung kích, siêu âm điều trị, điện xung điều trị,...Dù bạn được điều trị bằng phương pháp điều trị nào đi nữa thì bạn cũng cần hạn chế vận động mạnh khuỷu tay, hạn chế chống, đẩy, kéo, xách, bưng nặng bằng tay đau trong một thời gian cho đến khi hết đau hoàn toàn.

Nếu bạn còn thắc mắc về điều trị viêm bao gân khớp khủy tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • ripaingesic
    Công dụng thuốc Ripaingesic

    Thuốc Ripaingesic được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Paracetamol 500mg và Diclofenac natri 50mg. Vậy thuốc Ripaingesic là thuốc gì, thuốc Ripaingesic có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm
  • pipanzin
    Công dụng thuốc Pipanzin

    Thuốc Pipanzin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên bao tan trong ruột. Thuốc Pipanzin có thành phần chính là Pamtoprazol được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét ...

    Đọc thêm
  • Sharazol 40
    Công dụng thuốc Sharazol 40

    Sharazol 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày -thực quản (GERD), viêm loét đường tiêu hóa, phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid hoặc tăng tiết bệnh ...

    Đọc thêm
  • fusamix
    Công dụng thuốc Fusamix

    Thuốc Fusamix được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng, có thành phần chính là Piroxicam. Thuốc được sử dụng điều trị chống viêm, giảm đau cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính ...

    Đọc thêm
  • Xedulas
    Công dụng thuốc Xedulas

    Xedulas chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid, thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thuốc dùng để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, giảm đau sau phẫu thuật, giảm đau ở ...

    Đọc thêm