Nằm nghiêng bị đau xương ức, có đáng lo?

Đau nhức xương ức khi nằm nghiêng không phải là một tình trạng hiếm gặp và luôn khiến người bệnh lo lắng. Vậy nguyên nhân gây đau nhói xương ức là gì? Tình trạng này có gây nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây đau xương ức khi nằm nghiêng

Nằm nghiêng bị đau xương ức là tình trạng thường gặp ở nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người sau 30 tuổi, người làm các công việc nặng nhọc. Người bệnh thường có cảm giác đau, tức vùng ngực, đôi khi kèm theo khó thở, thở nông. Cơn đau cũng có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, cánh tay,...

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân đau xương ức khi nằm nghiêng, ví dụ như nằm sai tư thế, vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, stress hoặc sự thay đổi bất thường của thời tiết. Ngoài ra, đau xương ức bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là một số bệnh lý có thể khiến bệnh nhân đau xương ức khi nằm nghiêng:

1.1. Bệnh lý tim mạch

Đây nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau nhức vùng xương ức. Các bệnh lý như hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch vành,...có thể ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông, dẫn tới thiếu oxy và tạo nên các cơn đau, tức vùng ngực. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.

1.2. Chấn thương

Chấn thương lồng ngực hoặc một số bệnh lý về thần kinh liên sườn cũng có thể khiến bệnh nhân đau nhức xương ức khi nằm nghiêng. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở một bên sườn hoặc cả hai bên, cảm giác nhói dọc theo xương sườn. Cơn đau có thể nhiều hơn khi bệnh nhân trở mình, ngồi lâu hay cúi người.

1.3. Gãy xương ức

Gãy xương ức có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này gồm đau nhói giữa xương ức khi hít thở hoặc ho, đặc biệt khi đè vào xương ức, kèm theo đó là khó thở, sưng.

1.4. Tổn thương cơ quan bên trong ổ bụng

Nằm nghiêng đau ngực cũng có thể xuất phát từ sự tổn thương ở các cơ quan bên trong khoang bụng như gan, thận, dạ dày, lá lách, tuyến tụy, ruột non, ruột già,... Nếu các tổn thương này gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận thì vùng xương ức sẽ xuất hiện các cơn đau nhức.

1.5. Bệnh lý hô hấp

Một số bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm màng phổi đôi khi cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau nhói xương ức. Cơn đau có thể xuất hiện khi bệnh nhân nằm nghiêng hoặc cả khi nằm ngửa. Khi mắc các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi,...

1.6. Bệnh lý tiêu hóa

Các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, chướng bụng, viêm đại trực tràng,...đôi khi có thể gây ra các cơn đau nhức ở vùng xương ức.

1.7. Ổ áp xe tại cơ hoành

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau nhức ở vùng xương ức là ổ áp xe tại cơ hoành. Bệnh nhân gặp tình trạng này có thể có thêm các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng âm ỉ và tim đập nhanh.

2. Bị đau xương ức khi nằm nên làm gì?

Để làm dịu các cơn đau nhói ở vùng xương ức, bệnh nhân có thể áp dụng các giải pháp sau:

  • Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân chú ý nên vận động nhẹ nhàng, không nên sợ đau mà nằm liên tục vì có thể dẫn đến cứng khớp và khiến bệnh nặng hơn.
  • Lưu ý theo dõi tình hình sức khỏe, khi có biểu hiện bất thường hoặc cơn đau ngày càng nặng hơn, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế nếu tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng giúp hỗ trợ quá trình máu lưu thông và giảm đau nhức xương ức hiệu quả.
  • Massage nhẹ nhàng và có thể sử dụng thêm dầu nóng cũng là cách giảm các cơn đau nhức vùng xương ức. Việc massage sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và cơ thể cũng được thư giãn, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe.

Tóm lại, đau nhức xương ức có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do vậy, nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, kèm khó thở, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • zapra
    Công dụng thuốc Zapra

    Zapra thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Thuốc có công dụng, liều lượng và cách sử dụng cụ thể như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo kỹ hơn ở bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • ulperaz
    Công dụng thuốc Ulperaz

    Thuốc Ulperaz thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các bệnh loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng nối, viêm thực quản hồi lưu, hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc Ulperaz là thuốc được sử dụng có ...

    Đọc thêm
  • Tocalus Tablet
    Công dụng thuốc Tocalus Tablet

    Thuốc Tocalus Tablet có thành phần chính là Trimebutin maleat, đây là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Tocalus Tablet có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm
  • thuốc Lansoliv
    Công dụng thuốc Lansoliv

    Thuốc Lansoliv được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • eurometac
    Công dụng thuốc Eurometac

    Eurometac là thuốc tiêu hóa. Với thành phần chính là Omeprazole, thuốc Eurometac được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison.

    Đọc thêm