Đau thắt lưng khi chơi thể thao: Khi nào cần đi khám?

Đau thắt lưng khi chơi thể thao không phải là một hiện tượng hiếm gặp, ngược lại ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là đối với người mới chơi thể thao hoặc tập luyện quá mức sai cách. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng như các tổn thương từ xương khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm, rách cơ, bong gân dây chằng liên đốt và các tổn thương nghiêm trọng khác. Vậy khi đau thắt lưng cần khám ở đâu để đảm bảo an toàn?

1. Nguyên nhân gây ra chấn thương lưng khi chơi thể thao

Đau thắt lưng khi chơi thể thao có thể do hiện tượng căng dây chằng hoặc căng cơ ở vùng lưng do thực hiện sai kỹ thuật hoặc tập luyện sai tư thế. Bên cạnh đó, việc không khởi động đúng cách hoặc không kỹ cũng làm gia tăng khả năng chấn thương lưng đặc biệt trong các bộ môn như:

  • Tennis là môn đòi hỏi người chơi xoay lưng khi đánh bóng phía trước hoặc đỡ bóng phía sau. Nếu người chơi thực hiện đột ngột và quá mức sẽ khiến cho các bộ phận như đĩa đệm cột sống, cơ gân, dây chằng và các khớp gặp áp lực lớn dẫn tới đau thắt lưng. Điều này có thể xảy ra tương tự như khi chơi cầu lông hoặc bóng chuyền
  • Nâng tạ là hoạt động thể thao dễ gây đau lưng nhất do thường xuyên làm gia tăng áp lực lên thắt lưng. Đối với những người trung niên hoặc lớn tuổi khi đĩa đệm cột sống đã mất nước, chất gel bôi trơn khô dần, đĩa đệm ma sát với các đốt xương nhiều hơn nên mỏng đi dễ khiến cột sống gặp chấn thương.
  • Golf là môn thể thao yêu cầu nhiều động tác xoay người khi vung gậy, tạo nên lực căng vùng cột sống thắt lưng. Khi lực căng vượt mức chịu đựng hoặc lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ra triệu chứng đau và thường xuất hiện ở vùng thắt lưng bên phải (cùng bên với tay thuận khi đánh golf)
  • Đạp xe đạp cũng là bộ môn có gây tác động không nhỏ lên cột sống thắt lưng của người tham gia. Các động tác nghiêng hông từ bên này sang bên kia, hoặc có người hay ngồi lệch hẳn mông sang một bên dễ làm lệch xương sống gây căng cơ và đau thắt lưng.

2. Khi nào cần khám bác sĩ khi đau thắt lưng sau chơi thể thao?

Các chấn thương thắt lưng là phần gần cột sống thường khá nguy hiểm nên bệnh nhân cần đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau:

  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ liên tục vùng cột sống thắt lưng
  • Cảm giác đau tăng nặng khi ngồi, đứng lâu hoặc chạy nhảy, bớt đau khi nghỉ ngơi
  • Càng để lâu thì càng đau thắt lưng nhiều hơn nhất là khi cử động. Cơn đau vùng lưng có thể lan dần xuống mông đùi hoặc háng
  • Lưng trở nên đơ cứng, khó khăn trong việc khom cúi người và phải đi ưỡn ngực

3. Xử trí đau thắt lưng khi chơi thể thao như thế nào?

Khi gặp phải đau thắt lưng sau chơi thể thao, người chơi cần có các bước xử trí như sau:

  • Ngừng chơi ngay lập tức khi triệu chứng đau bắt đầu nhen nhóm
  • Thực hiện động tác xoa bóp nhẹ để giãn vùng cơ thắt lưng
  • Chỉ cử động khi đã bớt đau và hạn chế tối đa các động tác cũng như tư thế khiến lưng đau nhiều
  • Nằm nghỉ theo tư thế mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất
  • Dùng túi chườm lạnh ướm vào vùng lưng bị đau
  • Nếu sau 48 giờ mà tình trạng đau không thuyên giảm, thậm chí đau hơn hoặc cơn đau lan xuống chân thì bệnh nhân cần được khám chuyên khoa ngay để tránh nguy cơ biến chứng
  • Thông thường bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và chỉ định chụp X-quang loại trừ các nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Sau đó người bệnh có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, uống thuốc giảm đau và tập những bài tập phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Tập luyện thể thao đúng cách để phòng tránh đau thắt lưng

Để phòng ngừa đau thắt lưng do luyện tập thể thao, cần xem xét lại tư thế hoặc cường độ tập luyện phù hợp. Tốt nhất nên có huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm để theo dõi và hướng dẫn tập luyện, một số lưu ý chung cùng với cách ngăn ngừa đau lưng ở bộ môn cử tạ như sau:

  • Thực hiện các động tác khởi động trước khi tập luyện thể thao
  • Tập theo giáo án của huấn luyện viên, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, không đốt cháy giai đoạn, không nóng vội
  • Đối với cử tạ khi nâng tạ lên cần co bóp cơ mông để kích hoạt xương chậu, giảm tải cho vùng thắt lưng
  • Giữ vai ổn định trong quá trình tập luyện, hạn chế tư thế lưng cong tròn ảnh hưởng đến vùng thắt lưng
  • Tránh dùng tạ quả nặng nên điều chỉnh vừa sức và tăng dần
  • Lựa chọn máy tập thể dục thay thế cho nâng tạ tự do để giảm áp lực lên vùng thắt lưng
  • Tránh các động tác cử tạ dễ gây chấn thương thắt lưng như cử tạ đẩy, đứng tấn, cử tạ giật, deadlift

Tóm lại, các chấn thương thắt lưng là phần gần cột sống thường khá nguy hiểm nên bệnh nhân cần đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện như đau nhói hoặc đau âm ỉ liên tục vùng cột sống thắt lưng, cảm giác đau tăng nặng khi ngồi hoặc chạy nhảy, cơn đau vùng lưng có thể lan dần xuống mông đùi hoặc háng và lưng trở nên đơ cứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tanaldecoltyl
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl

    Thuốc Tanaldecoltyl được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thoái hoá cột sống, đau thắt lưng và một số rối loạn tư thế cột sống khác. Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm
  • Tanaldecoltyl F
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl F

    Thuốc Tanaldecoltyl F được chỉ định điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, các rối loạn tư thế cột sống, các tình trạng co thắt cơ kèm đau,...Vậy cách sử dụng thuốc Tanaldecoltyl F như thế nào? Cùng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Am Dexcotyl
    Công dụng thuốc Am Dexcotyl

    Am Dexcotyl là một trong những sản phẩm nổi bật thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực, thường được sử dụng trong điều trị hỗ trợ những cơn co thắt dẫn đến đau trong như rối loạn tư thế ...

    Đọc thêm
  • philmedsin
    Công dụng thuốc Philmedsin

    Tác dụng thuốc Philmedsin là gì, có phải làm giãn cơ không? Thực tế, Philmedsin là một loại thuốc làm tăng trương lực cơ, giãn cơ, được dùng trong điều trị một số bệnh lý thoái hóa cột sống và ...

    Đọc thêm
  • Markvil
    Công dụng thuốc Markvil

    Markvil thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, được sử dụng chủ yếu để hạ sốt, giảm đau ở trẻ em. Tham khảo cách dùng Markvil thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ...

    Đọc thêm