THỜI ĐIỂM VÀNG XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ

Ai cũng có thể bị đột quỵ

Một số đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn bao gồm những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như nam giới, đã từng bị đột quỵ trước đó, tuổi cao (trên 50 tuổi), tiền sử gia đình có đột quỵ, yếu tố di truyền, thì còn có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:

  • Mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, kháng Insulin, bệnh tim, tăng đông, phình mạch trong sọ, viêm mạch.
  • Lạm dụng rượu bia và thức uống có cồn, hút thuốc lá/ tiếp xúc với khói thuốc lá trong một thời gian dài.
  • Thiếu hoạt động thể lực, ít vận động, béo bụng, béo phì.
  • Chế độ ăn nguy cơ cao, ăn ít rau xanh, ăn nhiều đồ giàu chất béo và dầu mỡ.
  • Căng thẳng tâm lý và xã hội.
  • Sử dụng một số chất nhất định (ví dụ, cocaine, amphetamines).

Cấp cứu đột quỵ: Thời gian là mạng sống

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ nhưng phát hiện muộn hoặc được sơ cứu nhưng sai cách như cần phải nằm yên 1 chỗ và không đưa đi ngay, đã không thể giữ được tính mạng do bỏ lỡ giờ vàng cấp cứu.

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thời gian vàng cho cấp cứu là từ 4.5 tiếng (tốt nhất là trong vòng 3 tiếng). Vì vậy cần xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ. Theo Bác sĩ Mai Xuân Đạt, trưởng khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc, khi gặp một người có các dấu hiệu của đột quỵ, chúng ta cần làm theo các bước sau:

  • Đỡ hoặc dìu người đột quỵ, tránh té ngã gây tổn thương.
  • Để người bệnh ở nơi thoáng mát, kê đầu cao khoảng 20-30 độ.
  • Tháo mở phần cổ áo, cổ tay, thắt lưng... của người bệnh cho thông thoáng, đồng thời kiểm tra hô hấp, tuần hoàn. Nếu có dấu hiệu ngưng thở hay tim ngừng đập cần tiến hành ép tim phổi cấp cứu.
  • Có thể cho người bệnh nằm nghiêng một bên (khoảng 45 độ) nếu có dấu hiệu nôn. Dùng khăn tay sạch để quấn vào ngón trỏ, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt.
  • Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt.
  • Bên cạnh đó, việc ghi lại thời điểm xảy ra triệu chứng đầu tiên hay là tên các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng là việc làm rất quan trọng, nó giúp cho bác sĩ có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Những điều cần lưu ý và tránh thực hiện trong quý trình sơ cứu, cấp cứu người bị đột quỵ

Khi thấy người khác bị đột quỵ, nhiều người sẽ dùng một số cách truyền miệng để sơ cứu nạn nhân. Đây là việc làm rất nguy hiểm và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, để lại những biến chứng nặng nề cho người bệnh. Dưới đây là những điều không nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ:

  • Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.
  • Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không tụ tập đông người quanh bệnh nhân

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).\

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec