CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI SAU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ

Đột quỵ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ, nó liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Khi không được cấp máu trong vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần với số lượng ngày càng lớn.

Đột quỵ xảy ra nhanh, khó lường và có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thời gian vàng cho cấp cứu là từ 3 – 4,5 tiếng (tốt nhất là trong vòng 3 tiếng). Vì vậy cần xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ.

Bên cạnh đó, dựa trên mức độ đột quỵ, thời gian cấp cứu mà bệnh nhân sẽ có sự hồi phục khác nhau. Diễn tiến tự nhiên thường gặp ở những bệnh nhân còn sống sót sau đột quỵ, chức năng thần kinh bắt đầu hồi phục sau vài ngày đầu tiên và tiếp tục hồi phục nhanh chóng 3 tháng đầu; chậm dần trong 6 - 12 tháng tiếp theo và một ít trong 1 - 2 năm sau đó. Kiểu hồi phục thay đổi khác nhau ở từng bệnh nhân.

Bệnh nhân đột quỵ cần chú ý đến các vấn đề như: chăm sóc tâm lý, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc dinh dưỡng để quá trình hồi phục đạt kết quả tốt nhất. Với di chứng để lại sau tai biến sẽ khiến bệnh nhân lo âu, mệt mỏi, chán nản.

Sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào gia đình, từ đó có nguy cơ dẫn đến mặc cảm, cảm thấy bản thân vô dụng.

Gia đình và người thân cần hết sức động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để bệnh nhân tự ăn uống, vệ sinh, như vậy bệnh nhân sẽ bớt cảm giác phụ thuộc và tự tin hơn khi có thể tự đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Để giúp người bệnh nhanh lành bệnh và ngăn ngừa tái phát, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn phù hợp, đảm bảo đủ đáp ứng chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho người bệnh, ví dụ như người bệnh sẽ có ba bữa chính và thức ăn nhẹ trong 1 ngày, lượng calo từ 1000-1500 Kcal, dùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả... Đặc biệt, gia đình và người thân không nên ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày để không bị chán.

Ngoài, việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng, có thể kết hợp xoa bóp và di chuyển người bệnh thường xuyên để máu được lưu thông, tránh tình trạng loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khi tắm hay vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, thời gian tắm từ 5 - 7p và không tắm buổi tối. Với người bệnh tiêu tiểu không tự chủ thì nên chọn tã/bỉm hay tấm lót thoáng khí.

Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ

Phục hồi chức năng được xem là một phần quan trọng trong điều trị bệnh nhân đột quỵ não. Bệnh nhân bắt đầu tập ở các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não khác nhau thì sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, nên tiến hành tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, phục hồi được những chức năng sống để sinh hoạt và làm việc một cách tối ưu có thể, tái hòa nhập với cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Sự ảnh hưởng của chi trên đối với sinh hoạt hàng ngày trong đột quỵ não là rất lớn. Tuy vậy, khả năng hồi phục chi trên sau đột quỵ lại không cao. Theo các khuyến cáo, tất cả bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp nên được bắt đầu vận động sớm (trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi đột quỵ khởi phát) nếu không có chống chỉ định.

Các chống chỉ định vận động sớm bao gồm:

  • Các bệnh nhân làm các thủ thuật can thiệp có đâm kim vào động mạch.
  • Tình trạng nội khoa không ổn định.
  • Độ bão hòa oxy thấp.
  • Gãy hoặc chấn thương chi dưới kết hợp.

Do vậy để cải thiện quá trình hồi phục vận động sau đột quỵ cần:

  • Bắt đầu luyện tập sớm và phù hợp.
  • Cường độ tập luyện tăng dần, lặp lại nhiều lần, tần suất cao.
  • Tập luyện chú trọng vào vấn đề cụ thể của từng bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cần có nhiều động lực, cố gắng.

Phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân đột quỵ cần được thực hiện trong môi trường đầy đủ và phù hợp với môi trường sống của bệnh nhân, qua đó cho phép tập luyện tất cả các chức năng của não theo cách tự nhiên. Cường độ tập luyện phải nhẹ nhàng trong giai đoạn cấp, tăng dần trong giai đoạn sau. Song song đó bệnh nhân cần được ưu tiên sử dụng các thuốc bảo vệ thần kinh; các thuốc phòng ngừa đột quỵ thứ phát trong nhồi máu não như thuốc hạ áp, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc giảm mỡ máu.

Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ giúp bác sĩ có cơ sở tư vấn về các nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh về lối sống, cách sinh hoạt và đưa ra hướng điều trị phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong đánh giá chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla được trang bị tối tân bởi hãng GE Healthcare (Mỹ) với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương mà lại giảm được thời gian chụp. Công nghệ Silent giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Với hệ thống MRI tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Vinmec là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín được khách hàng tin cậy.

Trong thời gian qua; Vinmec đã cấp cứu, điều trị kịp thời thành công nhiều trường hợp đột quỵ, không để lại di chứng: Cứu sống người bệnh bị 2 lần đột quỵ não liên tiếp; Ứng cứu nữ du khách nước ngoài thoát khỏi “cửa tử” đột quỵ;...

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec