Uống nước lá gì để giảm axit uric?

Tăng axit uric gây ra sự hình thành và lắng đọng các dạng tinh thể xuống các khớp và gây ra bệnh gout. Cơ chế gây tăng axit uric là cơ thể tăng sản xuất và giảm bài tiết qua thận. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong bệnh gout. Vậy người bệnh có thể uống nước lá gì để giảm axit uric?

1. Thế nào là tăng axit uric?

Axit uric là một chất hóa học được tìm thấy trong máu, được hình thành khi phá vỡ purin. Axit uric trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Khi các tế bào chết đi, nhân tế bào sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric nội sinh. Mặt khác, các loại thực phẩm như thị, cá, phủ tạng động vật, ... là nguồn cung cấp axit uric ngoại sinh.

Hằng ngày, lượng axit uric dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, phân và mồ hôi. Nồng độ axit uric máu vào khoảng 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ. Khi nồng độ axit uric vượt qua ngưỡng này được gọi là tăng axit uric máu.

Axit uric máu cao có thể do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Theo các nghiên cứu, hội chứng Lesch-Nyhan do khiếm khuyết gen tạo ra một loại protein có vai trò đào thải axit uric ra khỏi cơ thể; không có enzyme này có thể dẫn đến tăng axit uric và gây ra bệnh gout.
  • Tăng chuyển hóa purin: Những người có khối u phát triển nhanh như u đa bào, ung thư di căn, bệnh bạch cầu, ... có thể có tình trạng tăng axit uric máu. Hội chứng phân tách khối u khi hóa trị liệu cũng có thể làm tăng axit uric máu.
  • Giải thải trừ axit uric: Thường gặp ở người có bệnh thận mãn tính, thận mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, các bệnh nội tiết hoặc trao đổi chất cũng có thể làm giảm bài tiết axit uric.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin có thể dẫn đến tăng axit uric máu. Các loại thực phẩm đó là nội tạng động vật, thịt đỏ, gia cầm, hải sản, nấm men, bia, ...
  • Các nguyên nhân khác có thể làm tăng axit uric máu là đường máu cao, suy giáp, huyết áp cao, béo phì, phơi nhiễm chì, thuốc trừ sâu, sử dụng rượu, thuốc chữa bệnh, ...

2. Triệu chứng của tăng axit uric

Khi tăng axit uric máu, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như:

  • Đau dữ dội ở các khớp
  • Cứng khớp, khó cử động khớp
  • Đỏ và sưng khớp

Nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát axit uric máu, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2, bệnh thận mãn tính, bệnh gout, thoái hóa khớp, ... Vì vậy, không ít người bệnh khi được chẩn đoán tăng axit uric máu không khỏi lo lắng và thắc mắc có thể uống nước gì để giảm axit uric máu.

3. Uống nước gì để giảm axit uric?

Tăng axit uric máu có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý nghiêm trọng đã kể trên. Vì vậy, chẩn đoán sớm và có biện pháp kiểm soát tăng axit uric toàn diện, trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Vậy người bệnh nên uống nước gì để giảm axit uric an toàn và hiệu quả?

  • Nước trà xanh: Nước trà đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, trong đó có giảm axit uric máu. Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng trà xanh thường xuyên với liều lượng phù hợp có thể làm giảm nồng độ axit uric máu. Thành phần trà xanh có các chất chống oxy hóa giúp chống lại phản ứng viêm liên quan đến tăng axit uric máu và bệnh gout.
  • Trà thảo mộc: Nên uống nước lá gì để giảm axit uric thì trà thảo mộc là một câu trả lời phổ biến. Các loại trà thảo mộc từ hoa cúc, hoa oải hương, hoa dâm bụt vừa giúp cơ thể hấp thu nhiều chất lỏng hơn, vừa giúp kiểm soát các vấn đề liên quan đến tăng axit uric máu và bệnh gout.
  • Nước chanh: Nước chanh giàu vitamin C giúp trung hòa axit uric máu trong cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C khác như cam cũng tốt cho người tăng axit uric máu.
  • Nước lá tía tô: Uống lá gì để giảm axit uric thì phải kể đến lá tía tô. Trong lá tía tô có các chất chống viêm có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả với người tăng axit uric máu. Chất ức chế xanthine oxidase được tìm thấy trong lá tía tô có tác dụng ức chế hình thành axit uric. Do đó, nước lá tía tô có thể giúp duy trì nồng độ axit uric trong máu ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, lá tía tô còn chứa lutein có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, giảm sưng, đào thải axit uric qua nước tiểu, giúp làm giảm các triệu chứng của tăng axit uric máu.
  • Sữa ít béo hoặc sữa tách béo: Chúng có thể giúp làm giảm axit uric trong máu hiệu quả, chế phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo cũng rất tốt cho người có nồng độ axit uric cao.
  • Cà phê: Sử dụng cà phê cùng sữa ít béo, tách béo được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng cho người bệnh gout. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ về số lượng cà phê có thể uống và không vượt quá 2 cốc / ngày.
  • Nước khoáng có bicarbonate, dung dịch bicarbonat natri: Là các loại thức uống có độ kiềm cao, giúp tăng bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể. Đồng thời, những đồ uống này hạn chế sự hình thành tinh thể urate tại ống thận và làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan