Đau miệng kèm ăn uống khó khăn sau khi xạ trị ung thư họng 1 năm nên làm gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bố tôi 73 tuổi, ông bị ung thư biểu mô không biệt hóa (ung thư họng), đã được xạ trị xong 33 liệu trình, sau gần 1 năm, bệnh nhân được chăm sóc tích cực lên cân trở lại 10kg, nhưng hiện tại vẫn không ăn uống lại được bằng miệng, vẫn phải ăn bằng ống xông, miệng vẫn sưng đau. Xin bác sĩ tư vấn đau miệng kèm ăn uống khó khăn sau khi xạ trị ung thư họng 1 năm nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Thái Cang - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đau miệng kèm ăn uống khó khăn sau khi xạ trị ung thư họng 1 năm nên làm gì?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Việc xạ trị thành công thường đi kèm các tác dụng phụ cấp tính và mãn tính lên các cơ quan lành lân cận. Đối với ung thư vòm họng, việc xạ trị thường gây ra tác dụng phụ khô miệng, viêm niêm mạc, phù mạch, cứng hàm, nuốt khó, ăn uống khó khăn,... dẫn đến nhiều trường hợp cần phải can thiệp dinh dưỡng hỗ trợ qua ống thông. Đối với trường hợp của bố bạn, việc tăng được 10kg chứng tỏ việc hỗ trợ dinh dưỡng đã phần nào thành công, dù còn phụ thuộc vào ống thông. Điều trị tiếp theo hiện tại đó là tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng nói và nuốt, sử dụng các thuốc và chế phẩm sinh học bảo vệ niêm mạc miệng, làm giảm đau, giảm viêm và dễ chịu khi ăn uống, từ đó có thể rút được ống thông và ăn uống lại bằng đường miệng. Bạn nên cho bố đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, đánh giá kỹ lưỡng và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc đau miệng kèm ăn uống khó khăn sau khi xạ trị ung thư họng, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

81 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Ethyol
    Thuốc Ethyol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc ethyol có tác dụng giảm nguy cơ mắc các vấn đề về thận do điều trị bằng một loại thuốc chống ung thư nhất định. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng để giúp ngăn ngừa một số ...

    Đọc thêm
  • phù bạch huyết
    Ung thư phụ khoa và phù bạch huyết

    Một trong những tác dụng phụ của điều trị ung thư phụ khoa nói riêng chính là phù bạch huyết. Tình trạng này chính do tích tụ dịch bạch huyết quá mức ở các khoang trong cơ thể. Nếu không ...

    Đọc thêm
  • thuốc Anzemet
    Công dụng thuốc Anzemet

    Trong điều trị ung thư có rất nhiều giai đoạn mà người bệnh có thể buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa trị. Do đó để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này, người bệnh có ...

    Đọc thêm
  • Atozone-S
    Công dụng thuốc Atozone-S

    Thuốc Atozone S được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần chính là Ondansetron Hydroclorid và các tá dược khác. Thuốc được sử dụng trong phòng ngừa buồn nôn và ói mửa do hóa trị ung thư.

    Đọc thêm
  • Zuplenz
    Công dụng thuốc Zuplenz

    Zuplenz là 1 loại thuốc hỗ trợ buồn nôn và nôn do bệnh ung thư hay phẫu thuật. Theo dõi bài viết dưới đây để biết thuốc Zuplenz là thuốc gì?

    Đọc thêm