Các cách chữa bệnh quáng gà

Quáng gà hay còn được gọi là thoái hóa sắc tố võng mạc, được biểu hiện bằng tình trạng hạn chế tầm nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Hiện nay, các cách chữa bệnh quáng gà chỉ giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

1. Bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà, hay chứng mù đêm là các tên gọi khác của bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc, đây là tình trạng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu (như vào chiều tối).

Dấu hiệu của bệnh quáng gà:

  • Biểu hiện của quáng gà có thể xuất hiện rất sớm khi trẻ mới chào đời hoặc muộn hơn, thường từ 10 – 30 tuổi. Triệu chứng sớm nhất của quáng gà là nhìn kém trong điều kiện anh sáng yếu, ví dụ như trong nhà chưa bật đèn, trong rạp chiếu phim, vào lúc chiều tối, người bệnh dễ va chạm vào đồ đạc khi đi lại. Đôi khi, thị lực trong điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng giảm sút. Nếu không áp dụng cách chữa bệnh quáng gà sớm và kịp thời, bệnh diễn tiến nặng hơn và ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện đục thủy tinh thể.
  • Nhìn bên ngoài, bác sĩ không phát hiện được điều gì bất thường. Khi khám đáy mắt, có thể phát hiện những bất thường ở võng mạc như thu nhỏ kích thước động mạch võng mạc, đĩa thị giác bạc màu, có đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, phù hoàng điểm dạng nang.
  • Thị trường của người bệnh quáng gà thu hẹp dần, nghiêm trọng hơn có thể tiến triển thành thị trường hình ống (là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, người vật nhìn thấy môi trường xung quanh như nhìn qua một cái ống). Ngoài ra, trong vùng nhìn thấy có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy gọi là ám điểm và ám điểm có thể ngày càng lan rộng.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ tình trạng nhìn kém trong điều kiện thiếu sáng nào cũng là quáng gà. Cần phân biệt quáng gà với hiện tượng thích nghi bóng tối kém, là tình trạng mờ mắt, xây xẩm khi chuyển đột ngột từ vùng sáng sang vùng tối.

Vì vậy, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào kể trên nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và tư vấn cách chữa bệnh quáng gà phù hợp nhất.

2. Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Bệnh quáng gà xuất phát từ những rối loạn của các tế bào que trong võng mạc, là những tế bào có vai trò hỗ trợ mắt nhìn thấy hình ảnh trong bóng tối. Việc tìm hiểu nguyên nhân giúp các bác sĩ nhãn khoa đưa ra cách chữa bệnh quáng gà phù hợp cho từng cá thể. Các nguyên nhân gây bệnh quáng gà đã được nghiên cứu bao gồm:

  • Tật cận thị
  • Tăng nhãn áp, thuốc điều trị tăng nhãn áp làm co đồng tử
  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm võng mạc sắc tố: Bệnh di truyền do gen quy định
  • Bệnh keratoconus
  • Thiếu vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh và tạo hình ảnh trong môi trường thiếu sáng. Do đó, thiếu vitamin A ảnh hưởng đến quá trình hình thành các sắc tố cần thiết giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu sáng. Các nguyên nhân gây thiếu vitamin A thường gặp là chế độ ăn thiếu vitamin A, trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A trong thai kỳ, trẻ không tham gia chương trình bổ sung vitamin A mở rộng, bệnh nhiễm trùng, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, ...

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh quáng gà cao?

  • Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể, do đó họ có khả năng bị quáng gà cao hơn người trẻ em và thanh niên.
  • Người suy tuyến tụy, gặp khó khăn trong hấp thu chất béo và vitamin A có nguy cơ mắc quáng gà cao hơn.
  • Người có đường máu cao hoặc đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể.
  • Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin A như trẻ dưới 3 tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng có thể có nguy cơ mắc quáng gà cao hơn.

3. Bệnh quáng gà chữa được không?

Cách chữa bệnh quáng gà thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu quáng gà do cận thị, đục thủy tinh thể, thiếu vitamin A thì có thể khắc phục được bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu là bệnh quáng gà có tính bẩm sinh hoặc di truyền thì việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chỉ mang tính chất bổ sung dinh dưỡng cho mắt, điều trị triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh. Các cách chữa bệnh quáng gà bao gồm:

  • Tật cận thị: Sử dụng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng có thể cải thiện thị lực cho người bệnh.
  • Đục thủy tinh thể: Xảy ra khi có một lớp màng protein mờ đục xuất hiện trong thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng thay thủy tinh thể, đồng thời giúp cải thiện thị lực và giảm các triệu chứng của bệnh quáng gà.
  • Thiếu hụt vitamin A: Cách chữa bệnh quáng gà do thiếu hụt vitamin A là bổ sung vitamin A đầy đủ bằng các chế phẩm đường uống hoặc tiêm. Người bệnh có thể dùng liều vitamin A 15.000 UI / ngày theo đường uống. Tuy nhiên, sử dụng vitamin A liều cao kéo dài có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây độc cho gan. Chống chỉ định vitamin A liều cao ở phụ nữ mang thai do có khả năng gây dị tật thai nhi.
  • Di truyền: Một số tình trạng di truyền như viêm võng mạc sắc tố không thể chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh quáng gà. Trong trường hợp này, người bệnh nên hạn chế hoạt động hoặc lái xe vào chiều tối.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đang đưa ra hướng sử dụng tế bào gốc để cấy vào võng mạc người bệnh với mục đích để các tế bào này phát triển trong đáy mắt, cải thiện được phần nào cấu trúc và chức năng võng mạc người bệnh quáng gà.

4. Những lưu ý đối với người bệnh quáng gà

  • Không thể phòng tránh bệnh quáng gà nếu do nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền. Tuy nhiên, chúng ta có thể theo dõi đường máu cơ thể và có chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ bị quáng gà.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng bệnh quáng gà là tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa trong khẩu phần hằng ngày để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, dưa vàng, khoai lang, bí đỏ, bí ngô, xoài, cải bó xôi, các loại rau lá màu xanh đậm, gan động vật, sữa, trứng, ...
  • Nếu bị quáng gà, người bệnh nên tránh lái xe vào ban đêm để giữ an toàn cho bản thân. Khi ở trong môi trường ánh sáng mạnh, có thể đội mũ hoặc đeo kính râm để giảm độ chói.
  • Tập thể dục đều đặn cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp. Đồng thời, tập thể dục cũng giúp làm giảm mức đường máu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về những cách chữa bệnh quáng gà, nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Admed
    Công dụng thuốc Admed

    Thuốc Admed có thành phần chính là vitamin A và vitamin D3, đây là thuốc được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về mắt. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh hãy tham khảo thông tin về ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ
    Mục đích của đo điện động não đồ

    Điện sinh lý mắt là một dạng đo của điện động não đồ bao gồm các thủ thuật khác nhau để đo mức độ hoạt động của võng mạc, nó có thể giúp kiểm tra các bệnh về võng mạc.

    Đọc thêm
  • comthepharm
    Công dụng thuốc Comthepharm

    Comthepharm có thành phần chính là Natri chondroitin sulfat 100mg, Retinol palmitat 2500IU, Cholin hydrogen tatrat 25mg, Riboflavin 5mg và Thiamin hydroclorid 20mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị chứng mỏi mắt, khô mắt, mờ mắt, quáng gà, suy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Manbo plus
    Công dụng thuốc Manbo plus

    Thuốc Manbo plus được sử dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe mắt. Trước khi dùng thuốc Manbo plus bạn nên kiểm tra sức khỏe để bác sĩ đánh giá chỉ định dùng thuốc. Sau đây là một số ...

    Đọc thêm
  • dasasun
    Công dụng thuốc Dasasun

    Thuốc Dasasun có thành phần chính là Natri chondroitin sulfat, Retinol palmitat (Vitamin A), Cholin hydrotartrat, Thiamin hydroclorid (Vitamin B1) và Riboflavin (Vitamin B2). Thuốc được sử dụng điều trị nhức mỏi mắt, chảy nước mắt sống, rối loạn điều ...

    Đọc thêm