Viêm mũi dị ứng khi mang thai phải làm sao?

Hỏi

Em có bầu 6 tuần mà bị viêm mũi dị ứng khá nặng, cả ngày nước mũi chảy, khó thở, bác sĩ có biện pháp nào không ạ? Em có đi khám thì bác sĩ bảo chỉ rửa mũi thôi và không cho dùng thuốc ạ.

Nguyễn Thị Thúy Kiều (1990)

Trả lời

Chào bạn. Tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ thường nặng lên khi có thai kèm theo vì tình trạng thay đổi nội tiết trong quá trình mang bầu làm cho cuốn mũi dễ bị phù nề, thậm chí nhiều người không bị viêm mũi dị ứng lúc mang thai vẫn bị ngạt tắc mũi gọi là viêm mũi trong quá trình thai nghén (Pregnancy rhinitis) ảnh hưởng từ 18-42%, hay xảy ra trong 3 tuần đầu và lặp lại ở 3 tuần cuối thai kỳ, tình trạng ngạt mũi làm cho thai phụ rất mệt mỏi, mất ngủ, ảnh hưởng tới nồng độ oxy trong máu và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.

Thông thường với tình trạng nhẹ chỉ cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, đảm bảo độ ẩm trong phòng, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, xông mũi họng bằng các tinh dầu tràm hoặc bạc hà giúp thông thoáng mũi. Tuy nhiên khi tình trạng nặng, ngạt mũi thường xuyên, hắt hơi nhiều, đặc biệt có yếu tố dị ứng kèm theo thì phải đi khám bác sĩ tai mũi họng để có hướng sử dụng thuốc hợp lý. Một số thuốc dị ứng được chấp nhận sử dụng trong thời kỳ mang thai như: Clopheniramine, Loratadin., Rhinocort xịt mũi... tất nhiên không được tự ý dùng thuốc mà phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc co mạch như: Naphazolin, coldi B... bạn nhé.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • padobaby
    Công dụng thuốc Padobaby

    Padobaby có thành phần chính là Paracetamol 325mg và Clorpheniramin 2mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Padobaby sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • Xơ cứng bì
    Xơ cứng bì cục bộ là gì?

    Xơ cứng cục bộ xuất hiện phổ biến ở trẻ em và ít nghiêm trọng hơn xơ cứng hệ thống, nhưng có thể gây ra các vấn đề về khớp và tăng trưởng. Không có cách chữa trị triệt để, ...

    Đọc thêm
  • Sốc phản vệ
    Các yếu tố kích hoạt sốc phản vệ

    Sốc phản vệ là một trong những tình trạng dị ứng nguy hiểm, có thể dẫn đến bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Phản ứng này thường xảy ra khi bệnh nhân ...

    Đọc thêm
  • Dị ứng cà rốt
    Dị ứng cà rốt: Các triệu chứng và thực phẩm cần tránh

    Cà rốt mang lại vị ngọt, màu sắc và dinh dưỡng cho nhiều món ăn. Loại rau này rất giàu beta carotene và chất xơ. Đối với những người bị dị ứng, cà rốt cũng chứa đầy các chất gây ...

    Đọc thêm
  • bệnh giao mùa
    Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

    Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động ...

    Đọc thêm