Xét nghiệm Hội chứng bằng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi (Syndromic Testing): Bước tiến mới trong xét nghiệm sàng lọc và điều trị

Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, phương pháp Realtime PCR có nhiều bước tiến đột phá mới, giúp tăng hiệu quả phát hiện và tối ưu hóa quy trình thực hiện - xét nghiệm theo hội chứng bệnh lý hay còn gọi là xét nghiệm Hội chứng (Syndromic testing) là một trong số đó.

1. Xét nghiệm hội chứng là gì?

Hội chứng là tập hợp các triệu chứng (symptoms) và dấu hiệu (signs) có mối tương quan với nhau, thường liên quan đến một bệnh cụ thể. Các triệu chứng thường gặp như sốt, ho, đau mỏi cơ, ớn lạnh... đối với đường hô hấp hoặc tiêu chảy, buồn nôn, sốt, khó chịu... đối với đường tiêu hóa.

Xét nghiệm hội chứng là phương pháp sử dụng phản ứng Realtime PCR đa mồi để phân tích nhiều mầm bệnh cùng một lúc có thể biểu hiện giống nhau ở bệnh nhân. Xét nghiệm hội chứng có thể giúp loại bỏ phỏng đoán và tạo điều kiện cho Bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng nhanh hơn. Đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm bệnh nhân có bệnh cảnh nghiêm trọng như bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhân nhi...

Xét nghiệm hội chứng - phương pháp chẩn đoán hiệu quả
Xét nghiệm hội chứng - phương pháp chẩn đoán hiệu quả

2. Xét nghiệm hội chứng có lợi ích gì?

So với các phương pháp chẩn đoán truyền thống như nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi kính hiển vi, test nhanh (quick test),... xét nghiệm hội chứng sử dụng phản ứng Realtime PCR đa mồi để phát hiện nhiều mầm bệnh hơn trong cùng một lần chạy, đem đến kết quả nhanh hơn (chỉ trong khoảng 1 giờ) và chính xác hơn. Với kết quả xét nghiệm nhanh chóng, đa dạng giúp bệnh nhân nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất và chính xác nhất, hạn chế các gánh nặng kháng kháng sinh trong tương lai.

Xét nghiệm hội chứng giúp Bác sĩ có cơ sở chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Nhiều công bố khoa học cho thấy xét nghiệm hội chứng có thể giúp các phòng xét nghiệm chẩn đoán hoạt động thông minh hơn, hỗ trợ các chương trình quản lý kháng sinh, cải thiện kết quả của bệnh nhân và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe tổng thể .

Lợi ích của xét nghiệm hội chứng
Lợi ích của xét nghiệm hội chứng

Kết quả của xét nghiệm hội chứng cũng có thể giúp cung cấp thêm nhiều thông tin hữu hiệu như:

- Diễn giải kết quả dễ hiểu và trực quan.

- Cung cấp giá trị Ct và biểu đồ khuyếch đại.

- Với giá trị Ct, bác sĩ nhi khoa có thể thấy được sự khác biệt về mức độ nhiễm của từng tác nhân trên mẫu bệnh (Type & Subtype).

- Cân nhắc sự cần thiết của việc điều trị kháng vi-rút (nếu Ct của Cúm >35: có khả năng không cần điều trị).

- Xét nghiệm lại (nếu sau 1 tuần triệu chứng vẫn còn tồn tại) theo dõi sự thay đổi lượng tác nhân gây bệnh trên bệnh nhân.

3. Các nhóm xét nghiệm hội chứng

3.1 QIAstat-Dx Respiratory SARS-CoV-2 Panel: Phát hiện nhanh chóng và chính xác 22 tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.

Các bệnh giống cúm (ILI) không chỉ do vi-rút cúm gây ra. Có nhiều nguyên nhân như vi khuẩn và vi rút cũng có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự, có cùng triệu chứng. Do đó, chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp bằng các phương pháp truyền thống có thể tốn nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. QIAstat-Dx Respiratory SARS-CoV-2 Panel giúp phát hiện đồng thời 22 tác nhân gây bệnh trong khoảng 1 giờ, bao gồm cả virus và vi khuẩn.

Vi rút Vi khuẩn
Influenza A Parainfluenza virus 1 Mycoplasma pneumoniae
Influenza A subtype H1N1/2009 Parainfluenza virus 2 Legionella pneumophillia
Influenza A subtype H1 Parainfluenza virus 3 Bordetella pertussis
Influenza A subtype H3 Parainfluenza virus 4
Influenza B Respiratory Syncytial virus A/B
Coronavirus 229E Human Metapneumovirus A/B
Coronavirus HKU1 Adenovirus
Coronavirus NL63 Rhinovirus/Enterovirus *SARS-CoV-2
Coronavirus OC43

QIAstat-Dx Respiratory SARS-CoV-2 Panel phát hiện nhanh chóng và chính xác 22 tác nhân gây bệnh trong khoảng 1 giờ

3.2 QIAstat-Dx Gastrointestinal Panel: Phát hiện nhanh và chính xác các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Các phương pháp chẩn đoán truyền thống đối với nhiễm trùng đường tiêu hóa, bao gồm nuôi cấy vi khuẩn, có thể tốn nhiều thời gian và thao tác phức tạp. Chúng thường có độ nhạy và hiệu quả chẩn đoán thấp. QIAstat-Dx Gastrointestinal Panel giúp phát hiện đồng thời 24 tác nhân gây bệnh trong khoảng 1 giờ, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Vi rút Vi khuẩn Ký sinh trùng
- Human Adenovirus F40/41
- Astrovirus
- Norovirus (GI, GII)
- Rotavirus A
- Sapovirus (GI, GII, GIV, GV2
- Campylobacter spp. (C. jejuni, C. upsaliensis, C. coli)
- Clostridium difficile (tcdA / tcdB) - Escherichia coli
· Enteroaggregative (EAEC)
· Enterotoxigenic (ETEC)
· Enteroinvasive (EIEC) / Shigella
· Enteropathogenic (EPEC)
· Shiga-like toxin-producing (STEC)
· Shiga-like toxin-producing (STEC) Serotype O157:H7
- Plesiomonas shigelloides
- Salmonella spp.
- Vibrio cholerae
- Vibrio parahaemolyticus
- Vibrio vulnificus
- Yersinia enterocolitica
- Cyclospora cayetanensis
- Cryptosporidium spp.
- Entamoeba histolytica
- Giardia lamblia

QIAstat-Dx Gastrointestinal Panel: Phát hiện nhanh và chính xác các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa

4. Lời kết

Xét nghiệm hội chứng Realtime PCR đa mồi được biết đến là một phương pháp phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh trên người hiệu quả với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp ích cho quá trình sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Hiện nay, các bộ kit xét nghiệm hội chứng QIAstat Dx được sản xuất bởi hãng Qiagen (Đức) giúp phát hiện đa tác nhân gây bệnh, được phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Thiết bị Khoa học và công nghệ Qmedic. Quý khách hàng vui lòng truy cập website qmedic.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Tài liệu tham khảo: (1) Yalamanchili, H. et al. (2018) Gastroenterol. Hepatol. 14(11), 646–652; (2) Binnicker, M. (2015) Multiplex. J. Clin. Microbiol. 53(12), 3723–3728; (3) Macfarlane-Smith, L. et al. (2018) Gastrointestinal Infect. 34(1), 19–2; (4) Jansen, R.R. et al. (2011) J. Clin. Virol. 51(3), 179–185; (5) Kitano, T. et al. (2020) J. Infect. Chemother. 26, 82–85; (6) Brendish, N.J. et al. (2020) Lancet Respir. Med. 8(12), 1192–120; (7) Echavarria, M. et al. (2018) J. Clin. Virol. 108, 90–95; (8) Beal, S. G., et al. (2018) J. Clin. Microbiol. 56(1); (9) Iroh Tam, P. Y. et al. (2017) Children (Basel) 4(1); (10) Cassidy H, et al. (2021) J Antmicrobi Chemoth. 76(Supp 3), iii58—iii66; (11) Zhu, C. et al. (2018) Clin. Pediatr. 58(2), 185–190.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec