Thuốc tăng co bóp cơ tim điều trị suy tim: Cách dùng và rủi ro

Nhóm thuốc tăng co bóp cơ tim điều trị suy tim cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và tránh các rủi ro, tác dụng phụ bất ngờ.

1. Thuốc tăng co bóp cơ tim điều trị suy tim là gì?

Thuốc tăng co bóp cơ tim, được biết đến như liệu pháp tăng cường co bóp, sử dụng để tăng khả năng co bóp của tim khi cơ tim bị tổn thương hoặc suy yếu, làm cho quá trình bơm máu trở nên dễ dàng hơn. Loại thuốc này được áp dụng để tăng cường sức mạnh co bóp của cơ tim.

Có nhiều loại thuốc tăng co bóp cơ  tim với khả năng giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị suy tim nặng cho các bệnh nhân
Có nhiều loại thuốc tăng co bóp cơ tim với khả năng giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị suy tim nặng cho các bệnh nhân

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ áp dụng thuốc này trong trường hợp suy tim giai đoạn cuối để giảm nhẹ và kiểm soát các triệu chứng, cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Việc sử dụng loại thuốc này thường xuyên chỉ được xem xét khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng suy tim.

Đôi khi, thuốc bơm tim cũng có thể được sử dụng trong thời gian ngắn đối với bệnh nhân chờ ghép tim. Sử dụng thuốc này trong thời gian dài có thể tăng rủi ro tử vong.

Các loại thuốc tăng co bóp cơ tim bao gồm:

2. Bệnh nhân nên dùng thuốc bơm tim như thế nào?

Lúc đầu, bạn sẽ nhận được những loại thuốc này tại bệnh viện và sẽ được theo dõi chặt chẽ. Dobutamine và milrinone là thuốc truyền tĩnh mạch được chuyển đến tĩnh mạch của bạn thông qua bơm truyền, đảm bảo liều lượng chính xác. Thuốc có thể được truyền liên tục hoặc theo định kỳ trong khoảng 6 đến 72 giờ, một hoặc nhiều lần mỗi tuần.

Các bệnh nhân sử dụng thuốc co bóp cơ tim cần được theo dõi liên tục trong 72 giờ đầu sử dụng thuốc để đảm bảo không có tác dụng phụ ngoài mong muốn
Các bệnh nhân sử dụng thuốc co bóp cơ tim cần được theo dõi liên tục trong 72 giờ đầu sử dụng thuốc để đảm bảo không có tác dụng phụ ngoài mong muốn

Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh, đừng ngừng sử dụng thuốc mà không thảo luận với bác sĩ. Nếu bạn xuất viện và được kê đơn thuốc tăng cường co bóp, người chăm sóc sức khỏe tại nhà sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc vùng tiêm tĩnh mạch, ống thông và bơm truyền.

3. Tác dụng phụ của thuốc tăng co bóp cơ tim trong điều trị suy tim là gì?

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá của bạn khi bạn trải qua bất kỳ tác dụng phụ sau đây trong lần đầu tiên:

  • Đau đầu;
  • Tăng nhịp tim;
  • Huyết áp cao;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Hụt hơi;
  • Ngất xỉu, chóng mặt hoặc choáng váng;
  • Chuột rút nhẹ ở chân hoặc cảm giác ngứa ran.

Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây, hãy dừng việc truyền dịch và ngay lập tức gọi cho bác sĩ:

  • Nhịp tim nhanh, không đều (hơn 120 nhịp mỗi phút);
  • Đau hoặc sưng tại chỗ tiêm truyền;
  • Sốt từ 38 độ trở lên;
  • Máy bơm gặp sự cố (sau đó gọi ngay cho nhà thuốc để được thay thế).

Khi sử dụng thuốc bơm tim, hãy đảm bảo bạn:

  • Tuân thủ chế độ ăn ít natri và thực hiện chương trình tập thể dục hàng ngày theo khuyến nghị của bác sĩ;
  • Tránh uống rượu, vì việc này có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu từ bác sĩ khi sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim điều trị suy tim nặng
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu từ bác sĩ khi sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim điều trị suy tim nặng

4. Các hướng dẫn khác về điều trị tăng co bóp

Bệnh nhân cần tuân thủ tất cả các cuộc hẹn để bác sĩ có thể theo dõi hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, luôn duy trì đủ lượng thuốc trong túi truyền của bạn. Kiểm tra nguồn cung thuốc của bạn trước những kỳ nghỉ, ngày lễ hoặc các sự kiện đặc biệt khi bạn có thể không tiếp cận được.

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch khác thông qua cùng một đường truyền tĩnh mạch. Bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng khi bạn đang sử dụng loại thuốc này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về những bước cụ thể cần thực hiện.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan