Mức huyết áp 100/60 là cao hay thấp

Huyết áp 100/60 là cao hay thấp? Đo huyết áp cho kết quả huyết áp 100/60 có sao không? Huyết áp 100/60 là sao, có ý nghĩa gì?... Cùng tìm hiểu rõ hơn về chỉ số đo huyết áp 100/60 trong bài viết sau đây.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là chỉ số quan trọng cho phép đánh giá áp lực của máu lên thành mạch để đẩy đẩy máu đến các bộ phận khác cung cấp oxy, dưỡng chất cho cơ thể. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg và được đánh giá thông qua 2 chỉ số:

  • Huyết áp tâm trương;
  • Huyết áp tâm thu;

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp ở một người bình thường sẽ từ 90/60-120/80mmHg.

1.1. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng khi đo huyết áp cho chỉ số thấp hơn bình thường. Khi bạn đo huyết áp thấy các chỉ số 90/60 mmHg, 90/55 mmHg, huyết áp 100/60 mmHg thì có thể bạn đang bị huyết áp thấp.

Huyết áp thấp cũng là một bệnh lý nghiêm trọng. Nó có thể gây ra các biến chứng gồm:

  • Mất trí nhớ;
  • Suy giảm hệ thần kinh;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Choáng;
  • Ngất xỉu...

Ngoài ra, người bị huyết áp thấp cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu não... Thường thì huyết áp thấp chia thành 2 loại gồm:

  • Huyết áp thấp sinh lý: do các yếu tố di truyền;
  • Huyết áp thấp bệnh lý: do các chức năng tim, thận, tuyến giáp... hoạt động kém.

Khi bị huyết áp thấp bạn có các biểu hiện gồm:

  • Chóng mặt, choáng, ngất xỉu đột ngột;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Chân tay lạnh, da xanh xao;
  • Khó ngủ;
  • Tim đập nhanh;
  • Thở gấp;
  • Mồ hôi lạnh;
  • Buồn nôn;
  • Ăn không ngon;
  • Hay quên;
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mê sảng khi ngủ...

Huyết áp thấp nếu nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nếu nặng cần phải có các biện pháp can thiệp thích hợp.

1.2. Huyết áp cao

Một người được cho là huyết áp cao khi huyết áp tâm thu tối đa>= 120mmHg hoặc huyết áp tâm trương (tối thiểu) > 80mmHg.

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) – một bệnh mạn tính biểu hiện bằng việc áp lực của mạch máu lên thành động mạch tăng cao. Khi bị huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề, điển hình là áp lực cho tim. Đây cũng là một trong những căn nguyên gây ra các biến chứng về tim mạch như:

Các dạng cao huyết áp như:

  • Cao huyết áp vô căn: chiếm 90% các trường hợp;
  • Cao huyết áp thứ phát: có liên quan đến các bệnh nền như động mạch, van tim, thận...;
  • Cao huyết áp khi có thai.

Cao huyết áp khiến cho áp suất máu trong các động mạch tăng, gây ra sức ép đến các mô, khiến mạch máu bị ảnh hưởng.

2. Huyết áp 100/60 là cao hay thấp?

Dựa theo chỉ số huyết áp của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) về huyết áp khi bình thường, cao/ thấp thì khi bạn có chỉ số huyết áp 100/60 có nghĩa là bạn đang bị huyết áp thấp.

Thế nhưng, để kết luận về chỉ số huyết áp 100/60 là sao, có thực sự bạn đang bị huyết áp thấp không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để chắc chắn, bạn cần đo lại huyết áp nhiều lần trong ngày, lặp lại trong cùng điều kiện, để có sự so sánh, đánh giá một cách chính xác.

Ngoài ra, để xác định chỉ số huyết áp 100/60 có sao không? Liệu có phải bạn đang bị huyết áp thấp thì bác sĩ cần đánh giá dựa trên các triệu chứng cận lâm sàng khác. Bởi trên thực tế, có những trường hợp, huyết áp của họ dưới 90/60mmHg nhưng lại không có biểu hiện huyết áp thấp thì bạn cũng không cần quá lo lắng.

Trong khi đó, cũng có những đối tượng chỉ số huyết áp bình thường từ 100/70mmHg hay 110/70mmHg nhưng họ lại có các biểu hiện như:

  • Hoa mắt;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi.

Những đối tượng này mặc dù chỉ số huyết áp ở ngưỡng bình thường, nhưng họ lại có các biểu hiện đi kèm nên có thể bạn đang bị huyết áp thấp.

Thực tế thì chỉ số huyết áp thường chỉ mang tính tương đối. Lý do là bởi giá trị này có thể thay đổi thông qua các yếu tố như:

  • Cảm xúc;
  • Tuổi tác;
  • Hô hấp;
  • Thuốc đang sử dụng...

Điển hình như việc một người vừa đi dưới trời nắng khi đo huyết áp sẽ cao hơn bình thường. Do vậy, để xác định chỉ số huyết áp một cách chính xác chúng ta cần đo nhiều lần tại các thời điểm khác nhau trong ngày.

3. Huyết áp 100/60 có sao không?

Như đã nói ở trên, huyết áp 100/60 có thể bạn đang bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, để kết luận thì cần thực hiện đo huyết áp lại vài lần, kết hợp cùng các biểu hiện lâm sàng khác.

Huyết áp 100/60 có cần điều trị hay không? Để biết chính xác huyết áp 100/60 có sao không có cần điều trị không thì cần dựa vào triệu chứng đi kèm, nguyên nhân gây ra. Ở những đối tượng có huyết áp dưới 90/60mmHg nhưng họ không có triệu chứng gì bất thường thì không cần phải điều trị. Lúc này, bạn chỉ cần theo dõi tình trạng huyết áp và các triệu chứng khác.

Với những người có huyết áp 100/60 thậm chí là 110/60 có khi cần phải điều trị nếu có các biểu hiện khác kèm theo như:

  • Nôn, buồn nôn;
  • Chóng mặt, ngất xỉu;
  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Lú lẫn...

Lúc này, huyết áp 100/60 có thể bạn đang gặp các vấn đề về huyết áp thấp cần phải có các biện pháp can thiệp y tế.

Huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp? Nếu bạn có chỉ số huyết áp 100/60 và kèm theo các dấu hiệu bất thường kể trên. Thêm vào đó là chỉ số huyết áp này sau nhiều lần đo vẫn cho ra kết quả là 100/60mmHg thì bác sĩ có thể khẳng định bạn bị huyết áp thấp.

Lúc này, bạn cần được can thiệp bằng các biện pháp để điều hoà huyết áp, tránh việc huyết áp hạ thấp (tụt huyết áp) gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống.

Những thông tin này chắc hẳn đã giúp bạn trả lời được thắc mắc huyết áp 100/60 là cao hay thấp, huyết áp 100/60 có sao không? Khi nào cần điều trị... Nếu còn thắc mắc nào khác về chỉ số huyết áp 100/60 bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan