Các cách đẩy sỏi mật ra ngoài

Hiện nay, do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học, nhiều người được chẩn đoán mắc sỏi mật mà chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy có cách đẩy sỏi mật ra ngoài an toàn hiệu quả hay không?

1. Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là sỏi dạng bùn hoặc dạng viên có trong hệ thống đường dẫn mật (bao gồm túi mật và ống mật trong và ngoài gan), các loại sỏi có thể gặp như sau:

  • Sỏi cholesterol: Loại sỏi này không cản quang, sỏi có màu vàng sẫm, hình bầu dục hoặc tròn.
  • Sỏi sắc tố mật: Loại sỏi này kém cản quang, sỏi nhỏ, cứng và có màu xanh hoặc nâu hoặc đen óng ánh, thành phần có chứa sắc tố mật và calcium.
  • Sỏi hỗn hợp: Loại sỏi này cản quang và thường có nhiều viên sỏi trong hệ thống dẫn mật. Thành phần chủ yếu trong sỏi hỗn hợp là 94% cholesterol, 3% sắc tố mật, 2% calcium.
  • Sỏi carbonate calcium: Sỏi có tính cản quang, thành phần có calcium có thể phối hợp hoặc không phối hợp với bilirubin calcique

Sỏi túi mật thường gặp là sỏi cholesterol, còn sỏi đường mật thường là do sắc tố mật gây ra.

2. Cách điều trị sỏi mật theo y học hiện đại

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để đẩy và lấy sỏi mật ra ngoài theo y học hiện đại, sỏi mật được điều trị khi sỏi to gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh hoặc trong trường hợp sỏi đã gây ra viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật cấp tính.

  • Phẫu thuật: mổ mở hoặc mổ nội soi. Với phương pháp này thường chỉ định trong trường hợp các phương pháp ít xâm lấn khác không hiệu quả, Đường mật ngoài gan giãn >1cm, sỏi kẹt ở những vị trí khó. Sỏi túi mật thông thường là sỏi cholesterol, sỏi ống dẫn mật là sỏi bilirubin.
  • Tán sỏi: Đây là phương pháp dùng sóng xung kích siêu âm vào vị trí sỏi mật để làm vỡ nó. Khi sỏi mật trở nên đủ nhỏ, sỏi có thể tự đi qua đường mật và vào ruột non một cách an toàn. Đây là phương pháp điều trị không phổ biến và chỉ áp dụng được đối với người bệnh có ít sỏi mật.

Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của các phương pháp này là vẫn có tỷ lệ cao tái phát sỏi và gặp nhiều tác dụng phụ trong và sau quá trình phẫu thuật. Đối với những người bệnh chưa có biểu hiện tắc nghẽn cấp tính đường mật, gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng đường mật, việc sử dụng thuốc y học cổ truyền kết hợp điều trị sỏi mật cũng đã được chứng minh có nhiều lợi thế.

3. Sự thật về những cách đẩy sỏi mật ra ngoài bằng thuốc dân gian phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, cách chữa sỏi mật dân gian như: Dầu ô liu, nước ép trái cây, quả sung, rau ngổ, nước dừa, râu ngô, muối, nước chanh... đang được lưu truyền phổ biến. Do đó, có rất nhiều người khi phát hiện sỏi mật đều áp dụng các phương pháp này với mong muốn đào thải được sỏi ra ngoài tại nhà mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả của những cách đẩy sỏi mật ra ngoài từ mẹo dân gian này.

Theo chuyên gia cách đẩy sỏi gan, sỏi túi mật bằng việc uống dầu dừa, dầu oliu hoàn toàn không có căn cứ khoa học, chưa có nghiên cứu phân tích cụ thể về hiệu quả của các mẹo dân gian này. Cũng có người chia sẻ rằng một thời gian sau khi dùng những mẹo trên thì thấy có những khối rắn được đào thải qua đường phân và đã cho rằng đó là sỏi mật. Tuy nhiên, sau khi được phân tích thành phần của những khối rắn này, các nhà nghiên cứu xác nhận đó chỉ là hỗn hợp được tạo ra bởi dầu, acid và một số tạp chất khác. Trong khi đó, thành phần của sỏi mật thường gặp chính là cholesterol, bilirubin hoặc canxi bilirubinat...Để đảm bảo cho bản thân khi điều trị sỏi mật được an toàn và hiệu quả, tránh các tác dụng phụ không mong muốn có hại cho sức khỏe, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa y học hiện đại, chuyên khoa y học cổ truyền để có lời khuyên hữu ích. Và khi dùng bất kỳ sản phẩm, hoặc vị thuốc dân gian cũng đều cần có bằng chứng khoa học để khi dùng thuốc được an toàn.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi mật, giúp đẩy sỏi mật ra ngoài

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi mật, giúp đẩy sỏi mật ra ngoài, độc giải có thể tham khảo:

Bài thuốc Đởm đạo bài thạch thang

  • Bao gồm các vị thuốc: Kim tiền thảo: 40g, Nhân trần: 12g, Uất kim: 12g, Chỉ xác: 12g, Mộc hương: 12g, Đại hoàng: 12g. Thông thường liều dùng là ngày sắc một thang xâm xấp nước, sắc còn 300ml, uống chia 2 lần sáng chiều. Bài thuốc cũng có thể có thể bào chế thành dạng viên hoàn, uống mỗi lần 3g, ngày uống từ 2-3 lần.

Các tác giả Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Tường và Đỗ Trung Đàm (Viện Dược liệu), đã nghiên cứu tác dụng làm mòn sỏi mật trên thực nghiệm, sử dụng những viên sỏi mật được Bệnh viện Việt Đức cung cấp. Kết quả của thực nghiệm chứng tỏ rằng, nước sắc của thang thuốc Đởm đạo bài thạch thang có tác dụng làm mòn các viên sỏi mật rõ rệt. Kích thước sỏi giảm có thể dễ dàng đẩy ra ngoài hơn.

Bài thuốc Nhân Kim Thang

  • Nguyên liệu: Nhân trần 20g, Kim tiền thảo 20g, Đại hoàng 03g, Hoàng cầm 12g, Uất kim 12g, Chỉ xác 12g, Mộc hương 03g, Cam thảo 08g.

Bài thuốc được BS Vũ Khánh Vân (Viện Y học cổ truyền quân đội) nghiên cứu có tác dụng.

  • Giúp làm mềm và bào mòn sỏi mật. Khi sỏi mật trở nên đủ nhỏ, sỏi có thể tự đi qua đường mật và vào ruột non một cách an toàn.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng như đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn...do sỏi mật gây ra.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật, ngăn ngừa sỏi mật tái phát sau điều trị.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người đọc nắm rõ được về cách điều trị sỏi mật cũng như cách đẩy sỏi mật ra ngoài có bằng chứng khoa học. Người bệnh nếu có biểu hiện triệu chứng của sỏi mật, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

682 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gan
    Các vấn đề về gan bạn cần nắm rõ

    Gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển hóa một số chức năng khác của cơ thể. Một số yếu tố như nhiễm trùng, các vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch, các yếu ...

    Đọc thêm
  • rocacef
    Công dụng thuốc Rocacef

    Rocacef chứa hoạt chất Cefoperazone 1g, được bào chế dưới dạng bột tiêm thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Cùng tìm hiểu về công dụng và những lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • viciperazol
    Công dụng thuốc Viciperazol

    Viciperazol – một loại kháng sinh dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn, Viciperazol có tác dụng gì, cách dùng, liều dùng, cảnh báo, thận trọng khi dùng Viciperazol trong bài viết ...

    Đọc thêm
  • ceftriale
    Công dụng thuốc Ceftriale

    Ceftriale là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, chứa thành phần chính Ceftriaxone, hàm lượng 1gam, đóng gói hộp 10 lọ bột pha dung dịch tiêm. Thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Libracefactam 1,5g
    Công dụng thuốc Libracefactam 1,5g

    Libracefactam 1,5g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm ...

    Đọc thêm