Lornine là thuốc gì?

Thuốc Lornine thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm, được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, và ngứa mũi, xót mắt,...

1. Thuốc Lornine là gì?

Thuốc Lornine là thuốc kháng histamin 3 vòng chứa thành phần là Loratadin - là thuốc kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.

Lornine còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin và các rối loạn dị ứng ngoài da khác. Tuy nhiên, Lornine không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Những dấu hiệu và triệu chứng ở mũi và mắt giảm nhanh chóng sau khi dùng đường uống.

Lornine không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

Lornine hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Lornine và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.

Thuốc phân bố 97% liên kết với protein huyết tương. Được chuyển hoá nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450, Lornine chủ yếu chuyển hoá thành descarboethoxyloratadin, chất chuyển hoá có tác dụng dược lý.

Khoảng 80% tổng liều của Lornine bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hóa trong vòng 10 ngày.

2. Chỉ định của thuốc Lornine

Thuốc Lornine được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

3. Chống chỉ định của thuốc Lornine

Chống chỉ định thuốc Lornine trong những trường hợp sau đây:

  • Không dùng Lornine cho bệnh nhân có tình trạng quá mẫn hoặc dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
  • Trẻ dưới 2 tuổi.

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Lornine:

  • Người già, trẻ em dưới 15 tuổi;
  • Người suy gan, suy thận;
  • Người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc;
  • Bị nhược cơ;
  • Hôn mê gan;
  • Viêm loét dạ dày.
  • Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng thuốc Lornine vì vẫn có nguy cơ gây phản ứng khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai cần cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé.
  • Thận trọng khi sử dụng chung Lornine với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Những tác nhân này có thể thay đổi thành phần có trong thuốc.

4. Liều dùng và cách dùng thuốc Lornine

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên (10mg) 1 lần/ngày hay 2 muỗng cà phê (10ml) siro Lornine mỗi ngày.

Trẻ em 2-12 tuổi:

  • Cân nặng > 30 kg: 10ml (10mg = 2 muỗng cà phê) siro Lornine/ ngày.
  • Cân nặng < 30 kg: 5ml (5mg =1 muỗng cà phê) siro Lornine/ ngày.

5. Tác dụng phụ của thuốc Lornine

Lornine không gây buồn ngủ đáng kể trên lâm sàng ở liều hàng ngày 10mg. Các tác dụng ngoại ý thông thường bao gồm:

  • Mệt mỏi, nhức đầu;
  • Buồn ngủ, khô miệng;
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, viêm dạ dày;
  • Các triệu chứng dị ứng như phát ban.

Hiếm gặp:

Thông thường những tác dụng phụ ngoài ý muốn khi dùng thuốc Lornine sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Lornine.

Thuốc Lornine thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm, được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, và ngứa mũi, xót mắt,...Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan