Công dụng thuốc Volfacine

Thuốc Volfacine là một loại kháng sinh nhóm Quinolone. Thuốc có phổ tác dụng rộng nên có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn. Với phổ tác dụng rộng rãi, thuốc Volfacine thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.

1. Volfacine là thuốc gì?

Volfacine là thuốc điều trị nhiễm trùng da và đường tiết niệu, viêm đường hô hấp,... Thuốc có dạng viên nén bao phim, chứa hoạt chất chính là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) với hàm lượng 50mg.

Thuốc Volfacine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và hiện nay được tin dùng như một sản phẩm đầu tay trong việc điều trị các nhiễm khuẩn do vi trùng, vi khuẩn gây ra.

2.Tác dụng của thuốc Volfacine

Thuốc Volfacine là một loại kháng sinh nhóm Quinolon. Thuốc hoạt động theo cơ chế tác động lên phức hợp gyrase và topoiso-merase của AND, từ đó sẽ ức chế sự tổng hợp AND của vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Volfacine có phổ tác dụng rộng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn gram dương và gram âm. Những vi khuẩn chịu sự tác động nhiều nhất của thuốc đó là tụ cầu, phế cầu, liên cầu, các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn gram âm không lên men và kể cả các vi khuẩn điển hình.

Với phổ tác dụng rộng rãi, thuốc Volfacine thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như:

  • Viêm đường hô hấp: Viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hay viêm tiểu phế quản...;
  • Điều trị các nhiễm trùng trên da như: Viêm da do nhiễm khuẩn...
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang... mà chưa xuất hiện biến chứng viêm thận bể thận cấp tính.

3. Cách dùng và liều lượng thuốc Volfacine

Liều dùng nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và từng tình trạng bệnh lý như sau:

  • Liều dùng thuốc Volfacine với người lớn: Điều trị viêm xoang cấp với liều thông thường là 500mg/ngày, dùng trong 10-14 ngày;
  • Liều dùng thuốc Volfacine trong điều trị viêm phổi: Uống liều 500mg/ ngày, chia 1-2 lần uống và dùng trong 7-14 ngày;
  • Viêm phế quản mạn tính: Uống liều 250-500mg/ ngày, dùng trong 7-10 ngày;
  • Điều trị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: Uống liều 250 mg/ ngày, dùng trong 7-10 ngày;
  • Điều trị các loại nhiễm khuẩn khác trên da và mô mềm: Uống thuốc Volfacine 500mg/ ngày, dùng trong 7-14 ngày.

Nên uống thuốc Volfacine ngay sau khi bóc ra, không nên để thuốc tiếp xúc quá lâu trong môi trường bên ngoài. Uống trọn viên thuốc với một ít nước sôi để nguội, không nhai nghiền nát viên thuốc.

Thời gian dùng thuốc Volfacine tốt nhất là sau khi bạn ăn xong.

4. Chống chỉ định khi dùng thuốc Volfacine

Thuốc Volfacine không được sử dụng cho các đối tượng sau đây:

  • Những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần thuốc tương tự như Volfacine;
  • Tiền sử hoặc đang bị động kinh;
  • Bệnh nhân thiếu hụt men G6PD vì thuốc có thể gây ra phân huỷ hồng cầu;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng trong khi dùng thuốc Volfacine;
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng gan và thận cần chú ý khi sử dụng Volfacine, dùng liều thích hợp với tình trạng cơ thể;
  • Trẻ dưới 18 tuổi không được sử dụng Volfacine vì có thể làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

5. Tác dụng phụ của thuốc Volfacine

Mặc dù thuốc Volfacine có tính an toàn cao, ít khi gây ra các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện tác dụng phụ sau khi dùng thuốc.

Các triệu chứng đó bao gồm:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn và nôn, lợm giọng, đau bụng vùng rốn, tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Rối loạn về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, động kinh và rối loạn tinh thần;
  • Các phản ứng trên da như dị ứng, nổi mề đay, ngứa, sưng nề và nguy hiểm hơn là sốc phản vệ;
  • Đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn và lo âu...;
  • Nước tiểu có màu vàng sậm, đôi khi xuất hiện vàng da và mắt.

Các tác dụng phụ nêu trên chỉ gặp ở một số ít trường hợp, do đó bạn không cần phải quá lo lắng. Nếu xuất hiện bất kỳ các phản ứng phụ nào trên thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

6. Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng thuốc Volfacine

Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Volfacine đó là:

Người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, bị mẫn cảm với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc...’

Các đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày,...

Với những người lái xe và vận hành máy móc, thuốc có thể gây nên những triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thị giác. Vì vậy bạn cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc trong thời gian làm việc.

7. Tương tác của thuốc Volfacine

Tương tác thuốc sẽ xảy ra khi bạn dùng đồng thời 2 hay nhiều loại thuốc trở lên. Một số loại thuốc có thể làm thay đổi tác dụng của Volfacine bao gồm:

  • Các loại thuốc kháng viêm không Steroid như Theophyline;
  • Thuốc kháng axit có chứa magnesi hoặc nhôm hay các chế phẩm chứa sắt;
  • Những loại thuốc trong điều trị loét dạ dày tá tràng như Cimetidine, Probenecid...;
  • Thuốc chống đông máu kháng vitamin K như Warfarin;
  • Thuốc ức chế miễn dịch Ciclosporin;
  • Một số loại thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim khác.

8. Cách xử trí quá liều hoặc quên liều thuốc Volfacine

Khi uống quá liều thuốc Volfacine bạn nên dừng lại ngay, đến cơ sở y tế để theo dõi và xử trí kịp thời. Các triệu chứng có thể gặp phải khi dùng thuốc quá liều bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Suy giảm nhận thức;
  • Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá.

Trong trường hợp bạn quên 1 liều thuốc Volfacine thì hãy uống ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều thuốc tiếp theo thì bạn nên dùng luôn liều tiếp theo, không gộp 2 liều lại trong 1 lần uống để tránh quá liều thuốc.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Volfacine. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan