Công dụng thuốc Vipanzol

Thuốc Vipanzol là thuốc được dùng trong các bệnh lý đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày tá tràng, các bệnh lý gây tăng tiết dịch vị...Thuốc chứa thành phần chính là Pantoprazole dạng muối Pantoprazole natri sesquihydrat. Để có thêm thông tin về thuốc Vipanzol, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

1. Thuốc Vipanzol có tác dụng gì?

Vipanzol có chứa 1 lọ bột đông khô Pantoprazole, một dược chất ức chế bơm proton, cùng 1 ống dung môi NaCl 0,9% 10ml. Thuốc có tác dụng điều trị các chứng bệnh liên quan đến dịch vị acid của đường tiêu hoá nhờ cơ chế của dược chất pantoprazole chứa trong thuốc.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vipanzol

2.1. Chỉ định

Thuốc Vipanzol được chỉ định trong các bệnh lý đường tiêu hoá như:

2.2. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Vipanzol trên các người bệnh có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Pantoprazole.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vipanzol

3.1. Cách dùng

Thuốc Vipanzol dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.

  • Cách pha dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha lọ thuốc đông khô Vipanzol hàm lượng 40ml với đủ 10ml NaCl 0,9% có trong ống đi kèm.
  • Cách pha dung dịch truyền tĩnh mạch: Hòa tan lọ thuốc đông khô Vipanzol trong 100ml dung dịch truyền. Dung dịch truyền của thuốc Vipanzol có thể là NaCl 0,9%, dung dịch dextran 5% hoặc dung dịch đẳng trương Ringer Lactat.
  • Lưu ý: Khi pha loãng dung dịch có thể thấy có chất kết tủa, điều này không làm thay đổi lượng thuốc có trong dung dịch, phải truyền dung dịch qua bộ lọc của dây truyền, phải truyền riêng rẽ, không tiêm truyền chung với các dung dịch tiêm truyền khác.

Dung dịch sau pha loãng cần sử dụng trong 6 giờ. Cần tiêm tĩnh mạch thuốc dung dịch chậm, ít nhất trong 2 phút. Đường truyền tĩnh mạch được ưu tiên trong trường hợp bệnh nặng ví dụ như đang có chảy máu dạ dày và được truyền trong thời gian tối thiểu 15 phút.

3.2. Liều dùng

Tuỳ từng hoàn cảnh bệnh lâm sàng, thuốc Vipanzol được chỉ định với liều dùng, thời gian dùng khác nhau. Sau đây là các khuyến cáo liều điều trị từ nhà sản xuất, bạn có thể tham khảo:

  • Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, loét tá tràng: Ngày 1 lần, mỗi lần 40mg pantoprazol.
  • Các bệnh lý gây tăng dịch vị, Hội chứng Zollinger - Ellison: Liều tấn công ban đầu ngày dùng tổng liều 80mg, trường hợp cần kiểm soát acid nhanh có thể dùng tới 160mg. Chia 2 lần trong ngày.

Sau giảm liều theo đáp ứng bệnh nhân, duy trì ngày liều 80mg.

Liều tối đa thuốc trong 1 ngày là 240mg.

  • Người bệnh suy gan nặng: Giảm liều dùng pantoprazole hoặc dùng thuốc cách ngày.

Liều thuốc tối đa trong ngày là 20mg hoặc 1 liều 40mg trong hai ngày.

  • Người bị suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc.
  • Trẻ nhỏ: độ an toàn, hiệu lực của pantoprazol chưa xác định.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vipanzol

Thuốc dung nạp tốt cả khi điều trị ngắn hạn và điều trị dài hạn. Các tác dụng phụ khi dùng Vipanzol có thể gặp như sau:

  • Thuốc làm giảm độ acid có trong dạ dày, có thể gây tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ thường gặp như triệu chứng toàn thân có dấu hiệu mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt. Trên da nổi ban đỏ, mày đay. Cơ xương khớp có đau cơ mỏi khớp. Trên đường tiêu hoá gây chán ăn, đầy bụng, nôn. rối loạn tiêu hoá táo bón tiêu chảy, khô miệng.
  • Ít gặp: Triệu chứng toàn thân gây mất ngủ, chóng mặt, suy nhược, choáng váng. Trên da có triệu chứng ngứa, xét nghiệm có tăng men gan.
  • Hiếm gặp toàn thân có: Sốc phản vệ, toát mồ hôi, khó chịu, phù ngoại biên. Ngoài da: Trứng cá, ban dát sần, rụng tóc, hồng ban đa dạng, phù mạch, viêm da tróc vảy. Trên hệ thống tiêu hóa: ợ hơi, viêm miệng do ít nước bọt, rối loạn tiêu hóa...

Trên đây là một số tác dụng không mong muốn hay gặp, ít gặp và hiếm gặp khi dùng thuốc Vipanzol. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hoặc dấu hiệu khó chịu nào khác hãy liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để thông báo kịp thời, tránh tai biến khi dùng thuốc.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc Vipanzol

Cần kể tên các thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang dùng cho bác sĩ điều trị biết, vì thuốc có tương tác với một số nhóm thuốc nhất định. Như các thuốc Ketoconazol, Itraconazol, Methotrexate khi dùng cùng với pantoprazol gây ra hiệu quả không mong muốn. Không thấy có sự tương tác có ý nghĩa lâm sàng nào giữa Vipanzol và các thuốc dùng thông thường như nifedipin, diazepam, phenytoin, theophylin, digoxin, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống đông warfarin.

Trước khi dùng pantoprazol, người bệnh cần được loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày, vì thuốc làm tăng độ pH dạ dày có thể làm tăng khả năng ung thư.

Đối với người bệnh có bệnh lý gan (cấp, mạn, tiền sử) cần thận trọng khi dùng pantoprazol. Nồng độ thuốc trong máu có thể tăng nhẹ và giảm nhẹ đào thải ra ngoài, không cần điều chỉnh liều dùng. Dùng thuốc khi bị xơ gan, suy gan nặng cần phải giảm liều hoặc sử dụng cách ngày 1 lần dùng đồng thời theo dõi xét nghiệm chức năng của gan đều đặn.

Dùng thận trọng thuốc Vipanzol ở người cao tuổi, người suy thận.

Sau khi sử dụng thuốc có hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chuyển sang dạng thuốc viên uống mà vẫn phát huy tối đa tác dụng điều trị.

Trường hợp quá liều: ít gặp và không được báo cáo nhiều. Các dấu hiệu của quá liều có thể là ngủ gật, nhịp tim hơi nhanh, nhức đầu, giãn mạch, lú lẫn, buồn nôn, nhìn mờ, đau bụng, nôn. Phương pháp xử trí: Rửa dạ dày, dùng than hoạt tính giải độc, điều trị triệu chứng, theo dõi hoạt động của tim, đo thường xuyên huyết áp. Trường hợp nôn kéo dài, phải theo dõi tình trạng và bù nước, điện giải.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng Vipanzol ở người thời gian mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc qua được hàng rào nhau thai, nhưng chưa quan sát thấy tác dụng quái thai ở bào thai. Sử dụng liều 15 mg /kg làm chậm phát triển xương của thai nhi. Chỉ dùng Vipanzol khi thật cần thiết ở người trong thời kỳ mang thai.

Chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa của người hay không. Theo nghiên cứu pantoprazol và các chất chuyển hóa có trong sữa của chuột cống. Dựa trên tiềm năng gây ung thư ở chuột khi dùng thuốc, cần cân nhắc ngừng việc cho con bú hay ngừng thuốc, tùy theo cân nhắc lợi ích của pantoprazol với người mẹ.

Thận trọng khi người bệnh lái xe và tham gia vận hành máy móc vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác nhìn mờ.

Thuốc Vipanzol là thuốc kê đơn sử dụng theo y lệnh của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng. Nếu còn băn khoăn thắc mắc liên quan đến công dụng thuốc, tác dụng không mong muốn, chỉ định của thuốc Vipanzol, bạn nên trực tiếp đến thăm khám, lắng nghe lời tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

104 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan