Công dụng thuốc Vacotexphan

Thuốc Vacotexphan có thành phần chính là Dextromethophan hydrobromide, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định điều trị triệu chứng ho do họng, phế quản bị kích thích khi cảm lạnh... Cùng nắm rõ công dụng của thuốc Vacotexphan và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Vacotexphan là thuốc gì?

Thuốc Vacotexphan có thành phần chính là Dextromethophan hydrobromide hàm lượng 15mg. Thuốc Vacotexphan được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Vacopharm, lưu hành tại nước ta với SĐK VD-33684-19. Vacotexphan được bào chế ở dạng viên nén bao phim, hình oval, bao phim màu xanh, hai mặt trơn, cạnh và thành viên thuốc lành lặn.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vacotexphan

Thuốc Vacotexphan được chỉ định sử dụng điều trị họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.

Chống chỉ định sử dụng Vacotexphan đối với các trường hợp:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc của Vacotexphan
  • Trẻ dưới 2 tuổi

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vacotexphan

3.1. Cách dùng:

Thuốc Vacotexphan được sử dụng bằng đường uống. Nên uống thuốc trực tiếp với nước lọc.

3.2. Liều dùng:

  • Đối với người lớn và trẻ > 12 tuổi: liều dùng là 30 mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 120 mg/24 giờ.
  • Đối với trẻ 6 – 12 tuổi: liều dùng là 15 mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 60 mg/24 giờ.
  • Đối với trẻ 2 – 6 tuổi: liều dùng là 7,5 mg/lần cách 6 – 8 giờ, tối đa 30 mg/24 giờ.
  • Đối với người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và người bệnh ho khạc đờm, mủ: thời gian dùng Vacotexphan tối đa là 7 ngày

3.3. Xử trí khi quên liều, quá liều:

Quá liều: Trong trường hợp sử dụng thuốc Vacotexphan quá liều so với quy định và có những biểu hiện bất thường bao gồm buồn nôn, nôn, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, ảo giác, suy hô hấp, co giật (thường xảy ra ở trẻ),...

Xử trí: Cần liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Biện pháp điều trị hỗ trợ, sử dụng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, có thể cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10mg.

Quên liều: Trong quá trình sử dụng thuốc Vacotexphan, người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, tránh xảy ra tình trạng quên liều làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu trường hợp quên liều thuốc Vacotexphan, không bù liều quên và uống liều tiếp theo đúng như quy định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Vacotexphan

Trong quá trình sử dụng thuốc Vacotexphan có thể gặp một số tác dụng phụ cụ thể như sau:

  • Thường gặp: Toàn thân mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng,...
  • Ít gặp: Nổi mày đay
  • Hiếm gặp: Buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa

5. Thận trọng khi dùng thuốc Vacotexphan

Trong quá trình sử dụng thuốc Vacotexphan, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Vacotexphan có chứa tá dược màu, có thể gây dị ứng
  • Vacotexphan có chứa lactose, vì vậy không nên dùng thuốc đối với những bệnh nhân không dung nạp được lactose, thiếu hụt enzym lactase, kém hấp thu glucose - lactose
  • Nên thận trọng khi sử dụng với trẻ em bị dị ứng vì dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh bị ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc, giãn phế nang hoặc hen
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp
  • Thận trọng khi dùng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Dextromethorphan có thể gây chóng mặt, mệt mỏi,... nên hãy thận trọng khi dùng thuốc đối với những người lái xe và vận hành máy móc

6.Tương tác thuốc Vacotexphan

  • Tránh dùng đồng thời Vacotexphan với các thuốc ức chế MAO vì có thể gây tương tác có hại
  • Dextromethorphan tương tác với các thuốc ức chế enzym như amiodarone, haloperiod, quinidin, thioridazin, propafenon. Qua đó làm giảm chuyển hóa dextromethorphan ở gan, tăng các nồng độ chất này trong huyết thanh và tăng các ADR của dextromethorphan
  • Vacotexphan tương tác với thuốc ức chế thần kinh trung ương
  • Không dùng kết hợp Vacotexphan với moclobemid

Trong quá trình sử dụng thuốc Vacotexphan, người bệnh cần chú ý làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ các lưu ý trước khi dùng để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan