Công dụng thuốc Vacodolac

Thuốc Vacodolac có thành phần chính là Etodolac, một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả và thường được chỉ định trong điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, cơn gout cấp, đau sau phẫu thuật,...

1. Thuốc Vacodolac là thuốc gì?

Thuốc Vacodolac được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Etodolac hàm lượng 200mg. Etodolac là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có công dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả nên thường được chỉ định trong điều trị viêm đau xương khớp, gout, đau sau phẫu thuật, nhổ răng,...Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym COX-2, từ đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Etodolac là dạng hỗn hợp racemic của R-etodolac và S-etodolac. Dạng S có hoạt tính sinh học, còn dạng R có tác dụng bảo vệ dạ dày nên etodolac dạng racemic sẽ giảm tác hại lên dạ dày.

2. Công dụng của thuốc Vacodolac

Chỉ định của thuốc Vacodolac bao gồm:

3. Chống chỉ định của thuốc Vacodolac là gì?

Thuốc Vacodolac bị chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với Etodolac hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào.
  • Bệnh nhân có tình trạng tái phát loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Bệnh nhân đã từng có phản ứng quá mẫn với ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc NSAIDs khác.
  • Bệnh nhân suy tim nặng, suy gan nặng hoặc suy thận nặng.
  • Bệnh nhân đang mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tiền sử chảy máu tiêu hóa do dùng NSAIDs trước đây.

4. Liều dùng của thuốc Vacodolac như thế nào?

Thuốc Vacodolac được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng bằng đường uống. Liều dùng thuốc Vacodolac, người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 15 tuổi: Liều thuốc Vacodolac khuyến cáo là 300-600 mg mỗi ngày, chia thành hai lần hoặc dùng một liều duy nhất hàng ngày. Liều lượng trung bình từ 400 mg/ngày, uống một viên 200 mg vào buổi sáng và một viên 200 mg vào buổi tối. Liều tối đa có thể lên đến 1000 mg/ngày trong các cơn đau cấp. Thời gian điều trị thường 1-2 tuần, sau đó điều chỉnh liều lượng tùy theo đáp ứng bệnh nhân.
  • Trẻ em: Không khuyến khích sử dụng thuốc Vacodolac cho trẻ em do tính an toàn chưa được xác nhận.
  • Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều ở liều ban đầu. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng vì người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ADR.

Trường hợp quá liều, bệnh nhân có thể có các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, buồn ngủ, chóng mặt, ngất xỉu, hôn mê và thỉnh thoảng co giật. Trong một số trường hợp ngộ độc có thể gây suy thận cấp và tổn thương gan. Khi có dấu hiệu quá liều thuốc Vacodolac, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tác dụng phụ của thuốc Vacodolac

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Vacodolac có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:

Tần suất 1 đến 10%:

  • Da liễu: Ngứa, phát ban da
  • Tiêu hóa: Chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, loét tá tràng, khó tiêu, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, ợ chua, buồn nôn, nôn
  • Hệ sinh dục: Tiểu khó, Tiểu ra máu
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng
  • Hệ thần kinh: Ớn lạnh, trầm cảm, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, lo lắng
  • Thần kinh cơ xương khớp: Đau khớp, suy nhược
  • Nhãn khoa: Nhìn mờ
  • Thận: Chức năng thận bất thường
  • Khác: Sốt, ù tai

Tần suất <1%:

  • Tim mạch: Suy tim, phù, đỏ bừng, tăng huyết áp, đánh trống ngực, ngất, nhịp tim nhanh
  • Da liễu: Viêm da tróc vảy, tăng sắc tố da, mày đay, viêm da mụn nước
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng cảm giác khát
  • Tiêu hóa: Chán ăn, viêm miệng, viêm thực quản, viêm lưỡi, nôn trớ, loét dạ dày tá tràng
  • Hệ sinh dục: Thiểu niệu, protein niệu
  • Huyết học: Thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, thời gian chảy máu kéo dài, bệnh ban xuất huyết, xuất huyết trực tràng, giảm tiểu cầu
  • Gan: Viêm gan, tăng men gan
  • Quá mẫn: Phù mạch
  • Hệ thần kinh: Giấc mơ bất thường, lo lắng, lú lẫn, buồn ngủ, mất ngủ, dị cảm, chóng mặt

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vacodolac

Trong quá trình sử dụng thuốc Vacodolac, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau đây:

  • Bệnh nhân hen suyễn: Chống chỉ định dùng thuốc Vacodolac với bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với aspirin, vì co thắt phế quản nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
  • Suy gan: Thận trọng khi dùng Vacodolac cho bệnh nhân suy gan. Bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều do thuốc chuyển hóa nhiều ở gan. Bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển có nguy cơ cao bị chảy máu tiêu hóa và suy thận khi dùng NSAID.
  • Suy thận: Tránh dùng thuốc Vacodolac cho bệnh nhân bị bệnh thận tiến triển, trừ khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. Nên theo dõi chặt chẽ chức năng thận của bệnh nhân nếu phải bắt đầu điều trị.
  • Tác dụng trên thần kinh trung ương: Thuốc Vacodalac có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, nhìn mờ. Do đó bệnh nhân phải được cảnh báo khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo về tinh thần (ví dụ như vận hành máy móc hoặc lái xe).
  • Phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS) có thể nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong đã được báo cáo với các thuốc nhóm NSAID. Do đó, cần theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng như sốt, phát ban, nổi hạch, tăng bạch cầu ái toan.
  • Biến cố trên đường tiêu hóa: Thuốc Vacodolac làm tăng nguy cơ viêm, loét, chảy máu và thủng đường tiêu hóa nghiêm trọng (có thể gây tử vong). Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng và/hoặc xuất huyết tiêu hóa có nguy cơ mắc các biến cố tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Tránh sử dụng thuốc Vacodolac cho những bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa đang tiến triển
  • Biến cố tim mạch: Các thuốc NSAID có thể làm tăng nguy cơ biến cố huyết khối tim mạch nghiêm trọng, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Biến cố có thể xuất hiện sớm trong quá trình điều trị và tăng lên theo thời gian sử dụng.
  • Thủ tục phẫu thuật/nha khoa: Ngưng thuốc ít nhất 24 trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.
  • Phụ nữ có thai: Nên tránh sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thai bắt đầu được 20 tuần tuổi. Nếu cần sử dụng trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 tuần tuổi, cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian ngắn nhất có thể. Nên cân nhắc theo dõi siêu âm nước ối nếu điều trị kéo dài quá 48 giờ và ngừng thuốc nếu phát hiện có thiểu ối. Vì thuốc có thể gây đóng sớm ống động mạch, nên chống chỉ định sử dụng Etodolac vào 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Trong các nghiên cứu cho đến nay, NSAIDs có thể xuất hiện trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp. Tính an toàn của Vacodolac trong thời kỳ cho con bú chưa được thiết lập. Do đó nên tránh sử dụng Etodolac khi cho con bú.

7. Tương tác thuốc của Vacodolac

Khi sử dụng thuốc Vacodolac đồng thời với một số thuốc khác có thể gây ra tương tác, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn/không kê đơn đang dùng để được tư vấn cụ thể. Dưới đây là một số tương tác của thuốc Vacodolac cần lưu ý trên lâm sàng:

  • Các thuốc kháng acid dạ dày có thể làm giảm nồng độ của thuốc vacodolac trong máu.
  • Dùng chung Vacodolac với aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Dùng đồng thời với warfarin sẽ làm tăng nồng độ warfarin dạng tự do. Từ đó gây tăng tác dụng của warfarin, do làm giảm sự gắn kết của warfarin với protein huyết tương
  • Thuốc huyết áp: Sử dụng thuốc Vacodolac sẽ giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc Vacodolac làm giảm tác dụng lợi tiểu và tăng nguy cơ độc thận
  • Glycoside tim: Thuốc làm tăng nồng độ glycoside huyết tương, do đó làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc Vacodolac khi dùng chung với cycloserin, lithium, digoxin, methotrexate sẽ làm giảm thanh thải những thuốc này và làm tăng độc tính

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ của thuốc Vacodolac. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

174 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan