Công dụng thuốc Myolaxyl

Thuốc Myolaxyl được bào chế dưới dạng viên nén bao đường, có thành phần chính là Mephenesin. Thuốc được sử dụng trong điều trị hỗ trợ ở các trường hợp co thắt cơ gây đau.

1. Công dụng của thuốc Myolaxyl

Thuốc Myolaxyl có thành phần chính là Mephenesin 250mg cùng các tá dược. Thuốc Myolaxyl có tác dụng gì? Đây là thuốc giãn cơ có tác động trung ương. Thành phần chính của thuốc giúp thư giãn cơ và trấn tĩnh nhẹ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ với tác dụng tại nơi thuốc tiếp xúc và tác dụng toàn thân. Lợi ích của thuốc Myolaxyl thường bị hạn chế do thời gian tác dụng ngắn.

Chỉ định sử dụng thuốc Myolaxyl: Điều trị hỗ trợ co thắt cơ gây đau trong:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Myolaxyl:

  • Bệnh nhân quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần thuốc;
  • Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Myolaxyl

Cách dùng: Đường uống.

Liều dùng: Theo chỉ định chính xác của bác sĩ. Liều trung bình là 2 - 4 viên/lần x 3 lần/ngày, uống thuốc cùng với một ít nước.

Quá liều: Khi sử dụng thuốc Myolaxyl quá liều, người bệnh có triệu chứng giảm trương lực cơ, rối loạn thị giác, hạ huyết áp, liệt hô hấp, không phối hợp được động tác và hôn mê. Quá liều có thể gây co giật ở trẻ em, gây xúc động mạnh hoặc lú lẫn ở người cao tuổi. Biện pháp xử trí là nên theo dõi người bệnh về các chỉ số tim mạch, hô hấp và huyết áp. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, nên xử lý ngay bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng, đảm bảo thông khí và truyền dịch. Ngoài ra, có thể điều trị ức chế thần kinh trung ương bằng cách sử dụng các loại thuốc thích hợp. Với bệnh nhân bị mất ý thức, nên hô hấp nhân tạo và đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Quên liều: Trong trường hợp quên dùng 1 liều thuốc Myolaxyl, người bệnh có thể uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời gian dùng liều kế tiếp thì bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch từ trước.

3. Tác dụng phụ của thuốc Myolaxyl

Khi sử dụng thuốc Myolaxyl (đặc biệt khi dùng thuốc lâu dài), người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải, yếu cơ, khó thở và mất điều hòa vận động;
  • Ít gặp: Đau người, đau khớp, tiêu chảy, táo bón, bực tức, buồn nôn, nổi mẩn trên da. Một số trường hợp đặc biệt bị mất cảm giác ngon miệng, nôn ói, ảo giác kích động hoặc sốc phản vệ;
  • Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, phát ban da, ngủ gà.

Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ về những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Myolaxyl để nhận được lời khuyên và có cách xử trí phù hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Myolaxyl

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Myolaxyl:

  • Thận trọng khi dùng thuốc Myolaxyl ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng, hen phế quản hoặc phản ứng dị ứng với thuốc, đặc biệt là người bị dị ứng với Aspirin;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Myolaxyl ở người có bệnh đường hô hấp, yếu cơ, suy giảm chức năng gan, thận hoặc có tiền sử nghiện thuốc;
  • Việc sử dụng thuốc Myolaxyl đồng thời với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc;
  • Cần lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc nếu đang sử dụng thuốc Myolaxyl bởi thuốc này có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, làm giảm khả năng phối hợp các động tác;
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc Myolaxyl.

Khi sử dụng thuốc Myolaxyl, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng,... Đồng thời, bệnh nhân nên chia sẻ với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng cũng như các bệnh lý mình đã/đang mắc phải để được điều chỉnh phù hợp. Điều này sẽ đảm bảo nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc và giảm được những nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khó lường.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

889 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan