Công dụng thuốc Haratac 300

Thuốc Haratac 300 có chứa thành phần chính là Ranitidin và được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt. Vậy thuốc Haratac là gì và cách dùng thuốc Haratac 300 như thế nào cho đúng?

1. Thuốc Haratac 300 là gì?

Thuốc Haratac được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt và có chứa thành phần chính là hoạt chất Ranitidin dưới dạng Ranitidin hydroclorid 300mg. Ranitidin là hoạt chất đối kháng thụ thể histamin H2 có tính chọn lọc cao và có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị mạnh. Ranitidin giúp ức chế sự tiết acid của tế bào viền do tác động kích thích của histamin, pentagastrin và các chất gây tiết khác. Các nghiên cứu dựa trên cơ sở khối lượng cho thấy hoạt chất này mạnh hơn cimetidin khoảng từ 4-9 lần. Tác động ức chế có khả năng phụ thuộc vào liều lượng và đạt được đáp ứng tối đa khi sử dụng liều uống 150mg. Ngoài ra, sự tiết pepsin cũng bị ức chế, trong khi đó quá trình bài tiết niêm dịch dạ dày cũng không bị ảnh hưởng.

Thuốc Haratac 300 có đặc điểm dược động học như sau:

  • Hấp thu: Thuốc được hấp thu nhanh chóng sau khi uống và đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương trong vòng 2-3 giờ sau khi uống. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 2-3 giờ và thời gian hoạt động từ 8-12 giờ. Sự có mặt của thức ăn trong dạ dày không làm ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc trong huyết tương.
  • Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hoá trong vòng 24 giờ sau khi uống một liều 100mg.
  • Đào thải: Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu với tỷ lệ đào thải trong nước tiểu ở dạng tự do là 33%.

2. Tác dụng của thuốc Haratac

Ranitidin là chất đối kháng thụ thể histamin H2. Hoạt chất này có tác dụng ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào để làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra vào ban ngày và ban đêm. Ngoài ra, Ranitidin có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin và có tác dụng không mong muốn ít hơn.

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Haratac

Thuốc Haratac 300 được chỉ định trong điều trị một số trường hợp sau:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Haratac trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với ranitidin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Haratac

Thuốc Haratac được sử dụng bằng đường uống với liều lượng phụ thuộc vào tình trạng bệnh như:

  • Điều trị loét dạ dày, tá tràng tiến triển, viêm thực quản với liều 300 mg/ngày trước khi ngủ hoặc 150 mg x 2 lần/ngày, kéo dài 4 – 6 tuần. Liều duy trì 150 mg/lần trước khi ngủ.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison với liều khởi đầu 150 mg x 3 lần/ngày, có thể xem xét tăng liều lên 900 – 1200 mg/ngày.

Bệnh nhân suy thận có thể cân nhắc giảm liều theo nồng độ creatinine máu.

5. Tác dụng phụ của thuốc Haratac

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc như đau đầu, chóng mặt, đau cơ, tiêu chảy, khô miệng, táo bón, nổi ban đỏ, nôn, mệt mỏi, thay đổi men gan thoáng qua.

Các phản ứng hiếm gặp hơn như quá mẫn, block nhĩ thất, chậm nhịp tim,.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Haratac

Lưu ý khi sử dụng thuốc Haratac như sau:

  • Ranitidin có thể đi qua được hàng rào nhau thai nhưng với liều điều trị dùng cho bệnh nhân sản khoa sinh thường hoặc sinh mổ thì không có tác động bất lợi nào trong quá trình sinh đẻ hoặc sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.
  • Ranitidin có thể bài tiết qua đường sữa mẹ nên chỉ sử dụng ranitidin ở phụ nữ đang cho con bú khi thật cần thiết.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Haratac và chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa để nâng cao hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

190 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan