Công dụng thuốc Clavurem 625mg

Thuốc Clavurem 625mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Vậy thuốc Clavurem 625mg có tác dụng gì, được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

1. Thuốc Clavurem 625mg là thuốc gì?

Thuốc Clavurem 625mg có thành phần chính chứa 2 hoạt chất Amoxicillin có hàm lượng 500mg, Acid clavulanic có hàm lượng 125mg và các tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói dạng hộp gồm 2 vỉ, 1 vỉ có 10 viên.

2. Thuốc Clavurem 625mg có tác dụng gì?

2.1. Chỉ định thuốc Clavurem 625mg

Clavurem 625mg được chỉ định trong điều trị ngắn hạn các trường hợp nhiễm khuẩn sau như:

  • Nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa đã điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường nhưng không giảm.
  • Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới bởi các chủng sau Branhamella catarrbalis và H.influenzae sản sinh ra beta – lactamase: viêm phổi, viêm phế quản dạng cấp và mạn tính.
  • Bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng trên đường tiết niệu – sinh dục bởi các chủng như Enterobacter, E. coli, Klebsiella sản sinh như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận, nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ.
  • Người bệnh có nhiễm khuẩn trên da và mô mềm: áp xe, mụn nhọt, nhiễm khuẩn trên vết thương.
  • Người bệnh có bị áp xe ổ răng, và các nhiễm khuẩn khác do nạo thai, nhiễm khuẩn bụng, nhiễm khuẩn chậu và sản khoa, sẩy thai nhiễm khuẩn, viêm dây chằng rộng, lậu, nhiễm khuẩn hậu sản, hạ cam, viêm mô tế bào, nhọt, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn hậu phẫu, nhiễm khuẩn huyết.
  • Thuốc Clavurem 625mg còn để dự phòng trong hậu phẫu.

2.2. Chống chỉ định thuốc Clavurem 625mg

Thuốc Clavurem 625mg chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Clavurem 625mg bao gồm hoạt chất và các tá dược, với nhóm beta – lactam (cephalosporin và các penicillin).
  • Đối với các kháng sinh beta – lactam như cephalosporin, cần phải chú ý đến khả năng xảy ra dị ứng chéo. Thận trọng đối với trẻ em dưới 12 tuổi, người bệnh có tiền sử rối loạn chức năng gan hoặc vàng da do dùng Clavulanat và Amocxicillin hoặc các penicillin, vì hoạt chất Clavulanic làm tăng bạch cầu đơn nhân, ứ mật trong gan.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Clavurem 625mg

3.1. Cách dùng

Thuốc Clavurem 625mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, sử dụng bằng đường uống.

3.2. Liều dùng

  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn nặng: đối với người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi, uống ngày 3 lần, lần sử dụng 1 viên Clavurem 625mg, điều trị trong vòng 5 ngày. Khi bệnh nhân chưa được khám lại, không được chỉ định điều trị quá 14 ngày. Cần cân nhắc thay đổi liều cho trường hợp có suy thận, suy gan.
  • Không dùng thuốc Clavurem 625mg cho trẻ em <12 tuổi.
  • Trên đối tượng bệnh nhân bị suy thận, tùy vào mức độ suy thận để chỉ định liều cho phù hợp: trên bệnh có mức suy thận nhẹ (liều không thay đổi), mức suy thận trung bình (ngày sử dụng 2 lần, cách nhau mỗi 12 giờ, 1 lần uống 1 viên Clavurem 625mg), mức suy thận nặng (không sử dụng Clavurem 625mg).
  • Cần thận trọng trên bệnh nhân suy gan, trong quá trình sử dụng thuốc cần kiểm tra chức năng gan thường xuyên.
  • Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có liều dùng cụ thể phù hợp với thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.

3.3. Làm gì khi dùng quá liều thuốc Clavurem 625mg?

Triệu chứng khi dùng quá liều: Xuất hiện những triệu chứng trên đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, đau dạ dày), rối loạn cân bằng chất lỏng và điện giải. Có thể gặp buồn ngủ và tăng vận động trên một số bệnh nhân.

Điều trị: Khi điều trị triệu chứng, cần đặc biệt quan tâm đến việc điều chỉnh rối loạn dịch và cân bằng điện giải. Dùng phương pháp thẩm phân lọc máu để thải trừ Amoxicillin và Acid Clavunic ra khỏi máu.

Khi sử dụng quá liều và xuất hiện các triệu chứng như đã nêu trên, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý và điều trị hiệu quả và kịp thời.

4. Tác dụng không mong muốn thuốc Clavurem 625mg

Trên bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Clavurem 625mg có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Các tác dụng phụ thường gặp như: buồn nôn, nôn, đầy hơi, bụng cồn cào, tiêu chảy, ngứa, nổi mẩn trên da, nhức đầu, viêm âm đạo.
  • Các tác dụng phụ không xác định tần suất khi dùng Clavurem 625mg như: viêm dạ dày, khó tiêu, viêm lưỡi, viêm miệng, đau bụng, nhiễm nấm Candida niêm mạc da, viêm ruột màng giả xuất huyết, nổi mề đay, mẩn ngứa, phù mạch, chàm tróc vảy, phản ứng huyết thanh, suy gan kèm tăng bilirubin...

5. Tương tác thuốc Clavurem 625mg

Bệnh nhân khi đến gặp bác sĩ hay dược sĩ cần thông báo những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, để được chú trọng và đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc hiệu quả và phù hợp hơn. Các thuốc cần phải tránh khi sử dụng thuốc Clavurem 625mg như:

  • Allopurinol, các thuốc kìm khuẩn như Tetracyclin, Probenecid.
  • Thận trọng đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, vì thuốc Clavurem 625mg có thể gây kéo dài thời gian đông máu và chảy máu.
  • Thuốc Clavurem 625mg có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai dạng uống cần thông báo đến trước người bệnh.
  • Có khả năng gặp dương tính giả khi thử glucose niệu bằng phương pháp thuốc thử sunphat đồng khi dùng thuốc Clavurem 625mg.

6. Chú ý khi dùng thuốc Clavurem 625mg

Giống như tất cả các loại thuốc khác, tránh dùng thuốc Clavurem 625mg trên đối tượng phụ nữ mang thai.

Có thể dùng Clavurem 625mg cho bà mẹ đang cho con bú, tuy nhiên nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong thời gian sử dụng thuốc. Hiện tại chưa có nghiên cứu cho thấy thuốc Clavurem 625mg có ảnh hưởng đến khả năng lái xe cũng như vận hành máy móc tuy nhiên cần thông báo các tác dụng không mong muốn như bồn chồn, chóng mặt,...cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc Clavurem 625mg.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Clavurem 625mg sẽ giúp người dùng sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả trong tác dụng điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Eszol tablet
    Công dụng thuốc Eszol tablet

    Eszol tablet là thuốc gì, có phải thuốc kháng nấm không? Thực tế Eszol tablet là thuốc điều trị ký sinh trùng phổ biến, có tác dụng kháng nấm với phổ kháng nấm rộng.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • thuốc amperison
    Công dụng thuốc Amperison

    Thuốc Amperison 0,5mg được chỉ định sử dụng chủ yếu để điều trị tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi. Trước và trong quá trình điều trị bằng Amperison, bệnh ...

    Đọc thêm
  • cây bông móng tay
    Bông móng tay có tác dụng gì?

    Bông móng tay hay còn gọi là cây nắc nẻ, có tác dụng hành huyết, giáng khí thường dùng chữa bế kinh và khử phong thấp. Ở một số nơi có thể dùng nấu nước gội đầu để hạn chế ...

    Đọc thêm
  • Cledamed 150
    Công dụng thuốc Cledamed 150

    Cledamed 150 với thành phần chính là Clindamycin, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn. Việc chủ động tìm hiểu về công dụng thuốc Cledamed 150, cũng như liều dùng, cách dùng sẽ ...

    Đọc thêm
  • kaztexim
    Công dụng thuốc Kaztexim

    Thuốc Kaztexim là thuốc kê đơn, với thành phần chính là Cefpodoxime. Hiện nay thuốc được dùng điều trị các vấn đề về nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bệnh tiểu đường hay nhiễm khuẩn trên da.... Để đảm bảo ...

    Đọc thêm