Miệng có mùi hôi xuất phát từ đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Miệng em có mùi hôi, nước bọt có vị chua, có mùi từ dạ dày. Em vệ sinh răng miệng rất kỹ nên khả năng do khoang miệng thấp. Em thường hay bị ợ chua, đầy bụng, trào ngược dạ dày gây đau vùng thượng vị. Bác sĩ cho em hỏi, miệng có mùi hôi xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Miệng có mùi hôi xuất phát từ đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn thường hay bị ợ chua, đầy bụng, trào ngược dạ dày gây đau vùng thượng vị. Bạn có khả năng bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Giữa thực quản và dạ dày có một cơ thắt để chặn không cho thức ăn và hơi từ dạ dày đi ngược lên. Khi cơ này mở ra bất thường, chúng ta sẽ bị trào ngược. Khi van thực quản dưới thường xuyên mở, mùi thức ăn trong dạ dày thoát ngược lên và có mùi hôi. Bạn thường vệ sinh răng miệng rất kỹ nên khả năng do khoang miệng thấp. Tuy nhiên, bạn nên khám răng miệng để loại trừ. Nếu không phải do răng miệng, thì mùi hôi có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế khám bệnh để xác định chẩn đoán và điều trị.

Cách điều trị bệnh trào ngược: Thay đổi lối sống, chế độ ăn phù hợp, không được để thừa cân, điều trị nội khoa bằng thuốc, trường hợp nặng điều trị ngoại khoa...

Nếu bạn còn thắc mắc về miệng có mùi hôi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

205 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sipantoz 20
    Công dụng thuốc Sipantoz 20

    Thuốc Sipantoz 20 có hoạt chất chính là Pantoprazol với hàm lượng 20mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày - tá tràng, dự phòng loét hoặc phối hợp với thuốc ...

    Đọc thêm
  • Ameghadom
    Công dụng thuốc Ameghadom

    Ameghadom còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Motilium, một loại thuốc đối kháng dopamine được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn, các bệnh liên quan đến đường tiêu ...

    Đọc thêm
  • thuốc aciloc
    Công dụng thuốc Aciloc

    Thuốc Aciloc có thành phần chính là Ranitidin với tác dụng điều trị loét và trào ngược dạ dày cấp và mạn tính. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu ...

    Đọc thêm
  • Coroclesstra
    Công dụng thuốc Coroclesstra

    Coroclesstra chứa hoạt chất chính là Pantoprazol, một thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực ...

    Đọc thêm
  • gitazot injection
    Công dụng thuốc Gitazot Injection

    Thuốc Gitazot injection thường được sử dụng chủ yếu để điều trị và cải thiện các tình trạng như loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellisons, viêm thực quản trào ngược,... Thuốc dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch, ...

    Đọc thêm