Bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?

Hỏi

Chào bác sĩ!

Con em nay được 7 tháng tuổi, đi khám chẩn đoán viêm phế quản và có cho uống thuốc ạ. Trước đó bé hay ho đêm kèm nôn sau khi uống thuốc bé ho cả ban ngày và vẫn nôn. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?

Rất mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn!

Hoàng Bích Phương (1995)

Trả lời

Chào bạn!

Với câu hỏi “Bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Viêm phế quản là hội chứng lâm sàng xảy ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, Adenovirus,...hoặc nhiễm vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae, Moraxella,...) ở hệ hô hấp, ngoài ra còn do dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do nấm gây ra.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt, ho có đờm, khò khè, chảy mũi, nghe phổi có ran phế quản. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần uống nhiều nước hơn bình thường, dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, long đờm. Trẻ cần được khám để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp (chỉ định thuốc kháng sinh - khi có nhiễm trùng, thuốc giãn phế quản - khi có co thắt phế quản,...). Cần cho trẻ tái khám ngay nếu sau 3 đến 5 ngày dùng thuốc trẻ vẫn còn ho hoặc xuất hiện các dấu hiệu năng như thở nhanh, khó thở, sốt cao khó hạ, không uống được hoặc nôn nhiều, hoặc có các biểu hiện bệnh nặng khác.

Trường hợp con của bạn 7 tháng tuổi, trước đó bé hay nôn và ho về đêm. Nếu sau khi uống thuốc bé không đỡ vẫn còn ho và nôn tăng hơn. Bạn cần cho bé đến khám lại và làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang ngực, siêu âm tìm luồng trào ngược dạ dày thực quản, kiểm tra tai mũi họng,... để tìm nguyên nhân và điều trị

Nếu bạn còn thắc mắc về bé 7 tháng tuổi bị viêm phế quản sau uống thuốc ho và nôn tăng có phải bệnh nặng hơn không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Vân Hạnh - Bác sĩ Nội nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bảo Phế Vương
    Bảo Phế Vương - Bổ phế, giảm ho, phòng viêm phổi, viêm phế quản hiệu quả

    Với thành phần chính là Fibrolysin, viên uống Bảo Phế Vương có tác dụng hỗ trợ điều trị cải thiện nhanh các triệu chứng, đồng thời dự phòng tái phát các bệnh hô hấp như: Viêm phế quản cấp và ...

    Đọc thêm
  • Đau ngực
    Bệnh giãn phế quản có lây không?

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản phổi bị giãn ra và rất khó hồi phục được. Cùng với ung thư phổi và lao phổi, giãn phế quản là bệnh lý về phổi có thể đe dọa tính ...

    Đọc thêm
  • Desalmux
    Công dụng thuốc Desalmux

    Desalmux là thuốc bào chế dưới dạng bột được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn để mang đến ...

    Đọc thêm
  • Mekocefaclor 500
    Công dụng thuốc Mekocefaclor 500

    Thuốc Mekocefaclor 500 có chứa thành phần chính là Cefaclor monohydrate tương đương Cefaclor 500mg, quy cách đóng gói hộp 2 vỉ x 8 viên bao phim. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Mekocefaclor 500 sẽ giúp người bệnh ...

    Đọc thêm
  • Tussifast
    Công dụng thuốc Tussifast

    Thuốc Tussifast gồm 3 thành phần chính là Dextromethorphan HBr hàm lượng 5mg, Clopheniramin maleat hàm lượng 1,33mg và Guaiphenesin hàm lượng 50mg giúp long đờm. Tussifast được đóng trong hộp 1 lọ 30 ml, hộp 1 lọ 60 ml ...

    Đọc thêm