Vai trò không thể tách rời của phục hồi chức năng trong y học thể thao

Phục hồi chức năng trong y học thể thao là vô cùng quan trọng. Phục hồi chức năng giúp hạn chế mức độ tổn thương, giảm hoặc đảo ngược tình trạng suy giảm và mất chức năng vận động sau chấn thương thể thao.

1. Chấn thương thể thao

1.1 Tổng quan

Chấn thương thể thao là những tổn thương do hoạt động thể thao gây ra sự giới hạn hay tạm ngưng khả năng tham gia tiếp tục các hoạt động thể dục thể thao của người vận động viên. Theo phân loại của Hệ thống báo cáo chấn thương của vận động viên Hoa kỳ thì chấn thương thể thao được chia là ba loại:

  • Loại nhẹ: những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 ngày
  • Loại vừa: làm giới hạn từ 7-21 ngày.
  • Loại nặng: làm giới hạn trên 21 ngày.

Ngoài ra còn có loại đặc biệt nặng là tử vong, liệt tứ chi, liệt một chi hay phải đoạn

chi.

1.2. Phân loại

Các hoạt động thể chất giải trí và cạnh tranh chiếm một số lượng đáng kể các ca chấn thương. Bóng đá có tỷ lệ chấn thương thảm khốc cao nhất, xếp sau là quyền anh và thể dục dụng cụ. Chấn thương do chơi thể thao có thể được phân loại là chấn thương vĩ mô và chấn thương vi mô.

Chấn thương vĩ mô: Chấn thương thường do một lực mạnh - chẳng hạn như ngã, tai nạn, va chạm hoặc vết rách - và phổ biến hơn trong các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá và bóng bầu dục. Những tổn thương này có thể là nguyên phát (do tổn thương mô trực tiếp) hoặc thứ phát (do truyền lực hoặc giải phóng các chất trung gian gây viêm).

Chấn thương do vi chấn thương: Thường là những chấn thương mãn tính do sử dụng quá mức một cấu trúc như cơ, khớp, dây chằng hoặc gân. Loại chấn thương này phổ biến hơn trong các môn thể thao như bơi lội, đạp xe và chèo thuyền.

1.3. Lý do chấn thương và những loại chấn thương thường gặp

Hầu như bộ phận nào trên cơ thể cũng đều có khả năng bị chấn thương trong quá trình tập luyện, bao gồm cơ, xương, khớp và dây chằng, gân. Vị trí dễ bị tổn thương nhất là mắt cá chân và khớp gối.

Lý do khiến cho bệnh nhân dễ gặp chấn thương thể thao bao gồm:

  • Tai nạn trong khi tập/ chơi thể thao, như té ngã hay bị va đập mạnh
  • Sử dụng thiết bị/ dụng cụ sai cách hoặc sai kỹ thuật
  • Không khởi động đúng cách trước khi tập luyện
  • Ép bản thân vận động quá sức

Những chấn thương thể thao phổ biến gồm:

  • Bong gân và căng cơ
  • Chấn thương khớp gối
  • Sưng cơ
  • Chấn thương gân gót (còn gọi là gân Achilles)
  • Đau dọc theo xương chày
  • Chấn thương chóp xoay ở vai
  • Gãy xương
  • Trật khớp xương
phục hồi chức năng trong y học thể thao
Phục hồi chức năng trong y học thể thao đối với trường hợp chấn thương thể thao

2. Điều trị chấn thương thể thao

Sau chấn thương tuỳ vào mức độ cụ thể người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp phù hợp:

  • Nội khoa: Nội khoa được sử dụng trong ngay giai đoạn đầu chấn thương phổ biến trong các trường hợp bong gân, viêm gân, tổn thương phần mềm, ...
  • Ngoại khoa: Với những chấn thương vĩ mô, không thể tự phục hồi như gãy xương, đứt dây chằng, đứt gân... khi đó ngoại khoa là phương án điều trị tối ưu mang lại hiệu quả cao và dứt điểm giúp bác sĩ có thể can thiệp sâu, khắc phục, tái tạo tối ưu những sai lệch về mặt giải phẫu cho người bệnh
  • Phục hồi chức năng: Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình điều trị kết hợp với nội khoa và ngoại khoa được chỉ định cho hầu hết các dạng chấn thương từ nhỏ tới lớn nhằm đem đến sự hoàn thiện về mặt chức năng, hạn chế tối đa những biến chứng thường gặp sau chấn thương thể thao/phẫu thuật nhằm đưa người bệnh về đúng chức năng sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt quan trọng với những người hay chơi thể thao và vận động viên chuyên nghiệp.

3. Phục hồi chức năng

Danh từ phục hồi có nguồn gốc từ tiền tố Latinh re- , có nghĩa là "một lần nữa" và thói quen, có nghĩa là "làm cho phù hợp". Điều quan trọng là phải xác định phục hồi chức năng là một quá trình nhằm giảm thiểu tổn thất liên quan đến chấn thương cấp tính hoặc bệnh mãn tính, để thúc đẩy phục hồi và tối đa hóa năng lực chức năng, thể lực và hiệu suất. "Phục hồi chức năng cho phép các cá nhân ở mọi lứa tuổi duy trì hoặc trở lại các hoạt động cuộc sống hàng ngày của họ, hoàn thành các vai trò có ý nghĩa trong cuộc sống và tối đa hóa hạnh phúc của bệnh nhân"

3.1 Nguyên tắc phục hồi chức năng

Tránh tăng nặng: Điều quan trọng là không làm nặng thêm chấn thương trong quá trình phục hồi chức năng. Tập phục hồi chức năng nếu được thực hiện không chính xác hoặc không có sự đánh giá tốt, có khả năng làm trầm trọng thêm chấn thương.

Thời gian: Phần tập luyện phục hồi chức năng nên bắt đầu càng sớm càng tốt - nghĩa là càng sớm càng tốt mà không gây trầm trọng thêm. Người bệnh có thể bắt đầu phần tập luyện của chương trình phục hồi chức năng càng sớm thì họ càng sớm có thể trở lại hoạt động đầy đủ. Sau chấn thương, nghỉ ngơi là cần thiết, nhưng nghỉ ngơi quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục. Người bệnh có thể nghỉ ngơi phần cơ thể bị thương và vẫn tập luyện phần còn lại của cơ thể - thường được gọi là “nghỉ ngơi tương đối”.

Tuân thủ: Nếu không tuân thủ, chương trình phục hồi chức năng sẽ thất bại. Để đảm bảo tuân thủ, điều quan trọng là người bệnh sẽ hiểu về nội dung của chương trình và liệu trình phục hồi chức năng dự kiến. Do đó, mục tiêu hoạt động như một yếu tố thúc đẩy, làm tăng nỗ lực để đạt được mục tiêu, và do đó tăng sự tập trung, sức bền và định hướng cho người bệnh tiếp tục, là một phần quan trọng của phục hồi chức năng sau chấn thương.

Cá thể hóa: Mỗi người phản ứng khác nhau với chấn thương và chương trình phục hồi chức năng. Mặc dù chấn thương có thể giống về loại và mức độ nghiêm trọng, nhưng sự khác biệt luôn thể hiện rõ. Dựa vào các yếu tố khác biệt về sinh lý, tuổi tác, giới tính, bệnh nền, phương pháp mổ, thời gian sau chấn thương/ phẫu thuật mỗi bệnh nhân sẽ có sẽ có kế hoạch phục hồi chức năng khác nhau. Để đưa đến hiệu quả điều trị tốt và phòng tránh tối đa các biến chứng, di chứng bệnh nhân cần tuân thủ và không sử dụng các bài tập của cá thể khác.

Trình tự: Một chương trình tập luyện nên tuân theo một chuỗi cụ thể. Trình tự cụ thể này được xác định bởi phản ứng sinh lý của cơ thể.

Cường độ: Mức độ cường độ của chương trình tập luyện trị liệu phải thử thách bệnh nhân và vùng bị thương nhưng đồng thời không được gây nặng thêm. Phải luôn quan sát phản ứng của bệnh nhân và xem xét quá trình chữa bệnh để lập kế hoạch điều trị phục hồi chức năng

phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng cần được tiến hành theo nguyên tắc

3.2 Mục tiêu phục hồi chức năng

Với người bệnh không được tiếp cận với phục hồi chức năng sớm bỏ qua thời gian vàng sau chấn thương phẫu thuật thường đối mặt với những nguy cơ:

  • Đau: Đau là triệu chứng của mọi loại chấn thương. Cơn đau sẽ được giải quyết nếu được sử dụng hệ thống vật lý trị liệu ngay sau thương tích bệnh nhân gặp phải. Đau còn là cội nguồn của giảm chất lượng cuộc sống tới các bệnh lý khác như mất ngủ, xuất hiện tư thế chống đau làm ảnh hưởng đến cột sống, khớp lân cận....
  • Teo cơ rất nhanh sau chấn thương, phẫu thuật: Đây là một trong những nguy cơ khiến bệnh nhân giảm chức năng và chất lượng cuộc sống và sẽ mất rất nhiều thời gian công sức để có thể đưa vùng chấn thương về trạng thái bình thương tốt.
  • Cứng khớp, biến dạng khớp: Được xếp vào di chứng sau chấn thương/ phẫu thuật, có những trường hợp gặp phải tình trạng này ngay sau chấn thương, nếu không được điều trị phục hồi chức năng kịp thời có thể dẫn đến trở thành di chứng sau này và điều trị rất mất thời gian và đau đớn.
  • Xương chậm liền, can lệch: Biến chứng gặp phải khi người bệnh tập luyện phục hồi chức năng không đúng quy trình, phương pháp sẽ vô cùng nguy hại nếu không được điều trị khắc phục sớm.
  • Liệt, tổn thương thần kinh: Một trong những biến chứng vô cùng nặng sau chấn thương thể thao. Cần được phục hồi chức năng sớm trong thời gian vàng đầu tiên trước khi trở thành mãn tính về lâu dài
  • Tái chấn thương: Tái chấn thương thường xảy ra khi người bệnh trở lại sinh hoạt quá sớm, chơi thể thao khi cơ thể chưa đủ khả năng đáp ứng do người bệnh thiếu sự định hướng, tuân thủ theo sự hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng của bác sĩ dẫn tới sức mạnh cơ chưa đủ đáp ứng, giảm điều hợp giữa các vùng vận động, mất cân bằng sức mạnh giữa nhóm cơ chủ vận và nhóm cơ nghịch vận sau chấn thương thể thao lần đầu.

Phục hồi chức năng sau chấn thương luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể đề phòng tránh tối đa các biến chứng trên đem đến chất lượng cuộc sống tốt, tối đa hóa hạnh phúc cho bệnh nhân:

  • Ngăn ngừa, khắc phục tối đa biến chứng.
  • Hoàn thiện tối đa về mặt chức năng, đưa bệnh nhân trở về sinh hoạt sớm nhất.
  • Đáp ứng nhu cầu trở lại chơi thể thao, đặc biệt với những vận động viên chuyên nghiệp cần thành tích cao.
  • Mục tiêu cuối cùng của quá trình phục hồi chức năng là giáo dục ngăn ngừa hoàn toàn tái chấn thương trước khi tái hòa nhập cuộc sống.

3.3 Phương pháp

Phục hồi chức năng vô cùng quan trọng là phương pháp duy nhất, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi khả năng vận động đặc biệt tránh được các nguy cơ di chứng sau chấn thương/ phẫu thuật và tái hòa nhập cộng đồng. Quá trình phục hồi chức năng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau chấn thương và tạo thành một chuỗi liên tục với các can thiệp trị liệu khác. Nó cũng có thể bắt đầu trước hoặc ngay sau khi phẫu thuật khi chấn thương cần can thiệp phẫu thuật.

Việc phục hồi chức năng của được quản lý bởi một nhóm đa ngành bao gồm, bác sĩ chấn thương thể thao, bác sĩ phục hồi chức năng, KTV phục hồi chức năng, bác sĩ dinh dưỡng. Nhóm phục hồi chức năng phối hợp chặt chẽ với bệnh nhân để thiết lập kế hoạch phục hồi chức năng, thảo luận về tiến trình đạt được từ các biện pháp can thiệp khác nhau và đưa ra khung thời gian nhằm tránh tối đa các di chứng sau chấn thương và mục tiêu đưa vận động viên trở lại tập luyện và thi đấu.

phục hồi chức năng cho người bị rách chóp xoay vai
Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng y học

Sau khi được thăm khám bởi những chuyên gia. Kế hoạch phục hồi chức năng cụ thể sẽ được đưa ra gồm:

Nhiệt lạnh: Lạnh trị liệu là phương pháp đầu tiên trong chu trình phục hồi chức năng, với ứng dụng vô cùng quan trọng giảm phù nề, giảm đau hiện nay bệnh viện Tâm Anh đang sử dụng máy nhiệt lạnh trị liệu Iceman Clear một trong những thiết bị nhiệt lạnh hiện đại nhất đem lại hiệu quả giảm đau, phù nề rõ rệt trong quá trình điều trị lâm sàng tại viện.

Điện xung: Điện xung được ứng dụng trong nhiều mặt bệnh cần phục hồi chức năng nhưng đặc biệt với sau chấn thương, phẫu thuật đây là bước không thể bỏ qua với những dòng, tần số xung khác nhau đem lại hiệu quả giảm tình trạng teo cơ, kích thích co cơ, tăng cường sức mạnh cơ.

Xung kích hội tụ: Một trong những vũ khí chiến lược giúp giải quyết tình trạng đau, viêm sau chấn thương. Được sử dụng nhịp nhàng phối hợp cùng các phương pháp trị liệu khác đem đến hiệu quả đáp ứng gần như tức thì.

Nhiệt trị liệu: Không thể bỏ qua nhiệt trị liệu trong các giai đoạn sau của kế hoạch điều trị phục hồi chức năng, dựa vào giai đoạn bệnh, tình trạng sau chấn thương/phẫu thuật nhiệt trị liệu được ứng dụng nhịp nhàng giúp giãn cơ, giảm đau tối đa trong nhiều trường hợp.

Tập luyện phục hồi chức năng: Bước quan trọng mang tính chiến lược, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ phục hồi chức năng kết hợp với sự trao đổi teamwork giữa các chuyên khoa nhằm đem đến bài tập hiệu quả phù hợp nhất với tình trạng bệnh, thời kỳ chấn thương nhất cho người bệnh. Bài tập phục hồi chức năng luôn được cá nhân hoá phù hợp với nhu cầu sau tái hòa nhập cuộc sống

Hệ thống test đánh giá: Chúng tôi đang sử dụng hệ thống 8 test đánh giá trước khi quyết định cho phép người bệnh được quay lại thể thao và 12 test đánh giá trước khi vân động viên chuyên nghiệp ra sân thi đấu với vận động viên chuyên nghiệp. Đặc biệt lần đầu tiên ở Việt Nam được ứng dụng hệ thống máy test chức năng tứ chi đến từ Châu Âu có khả năng đưa ra số liệu chính xác đánh giá sức mạnh cơ, biểu đồ phát lực của từng vùng cơ trên cơ thể nhằm đem đến cái nhìn khách quan và chính xác nhất cho người bệnh. Hệ thống rất phù hợp với vận động viên ở chuyên nghiệp mong muốn thi đấu đạt được thành tích cao nhất.

4. Hệ thống đánh giá người bệnh, vận động viên trước khi trở lại thể thao, thi đấu

Cân bằng kém, kiểm soát vận động bị thay đổi hoặc thiếu kiểm soát thần kinh cơ đều được mô tả là những yếu tố dự báo nguy cơ chấn thương ở chi dưới của các vận động viên. Cân bằng động kém được coi là một yếu tố rủi ro nội tại. Việc thực hiện một chương trình phòng ngừa chấn thương bao gồm kiểm soát thăng bằng và thần kinh cơ ở các vận động viên bóng đá đã được chứng minh là làm giảm cả tỷ lệ thương tật và chi phí chăm sóc sức khỏe.

Nói một cách đơn giản về sức mạnh là không đủ. Vận động viên thường quá tập trung vào sức mạnh cơ tứ đầu nên đang bỏ lỡ bức tranh toàn cảnh. Tất nhiên cơ tứ đầu rất quan trọng, nhưng đừng quên gân kheo: tỷ lệ cơ tứ đầu, sức mạnh cơ mông, giảm lực và phục hồi trạng thái mệt mỏi.

Tuy nhiên, để thực hiện một chương trình phòng ngừa thương tích, các vận động viên có nguy cơ phải được xác định. Một số phương pháp hoặc biện pháp đã được đề xuất để đánh giá khuynh hướng chấn thương, bao gồm tiền sử chấn thương, chỉ số khối cơ thể, thử nghiệm bước nhảy và thử nghiệm đẳng động học và kiểm tra lâm sàng.

Kết luận:

Như vậy phục hồi chức năng là thành tố không thể thiếu gắn liền với y học thể thao. Với những nguyên tắc, hệ thống chuyên nghiệp chặt chẽ phục hồi chức năng đã đóng góp vào thành quả giúp hàng nghìn bệnh nhân phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật trở lại cuộc sống hàng ngày và hơn cả là quay lại chơi thể thao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

846 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan