Có thể nhận biết hạch lành hay ác tính?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Tấn Đạt - Bác sĩ Nội khoa ung thư - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nếu 1 ngày cơ thể bỗng dưng xuất hiện hạch thì bạn không nên quá lo lắng, bởi có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vì vậy, trước hết cần đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán hạch lành tính hay ác tính, từ đó mới có phương pháp điều trị cụ thể.

1. Hạch bạch huyết là gì?

Trong cơ thể, ngoài hệ tuần hoàn động - tĩnh mạch thì còn có hệ thống tuần hoàn bạch huyết. Hệ bạch huyết bao gồm mạch bạch huyết và hạch bạch huyết.

Mạch bạch huyết có thành mỏng với nhiệm vụ vận chuyển dịch đi khắp cơ thể. Các tuyến bạch huyết có nhiệm vụ lọc các dịch bạch huyết, lưu thông trong cơ thể thông qua các mạch bạch huyết.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Bài trắc nghiệm dưới đây giúp bạn hiểu phần nào vai trò và chức năng của hạch bạch huyết.

Bài dịch từ: webmd.com

2. Sưng hạch bạch huyết là gì?

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng trên cơ thể xuất hiện các hạch. Nguyên nhân do cơ thể hoặc hạch bạch huyết bị nhiễm trùng, viêm hạch phản ứng hay do vi sinh vật lan theo hệ bạch huyết từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu.


Sưng hạch bạch huyết tại vùng cổ
Sưng hạch bạch huyết tại vùng cổ

Các hạch bạch huyết tham gia vào hệ miễn dịch. Hạch được phân bố hầu hết khắp cơ thể, trong đó hạch nông nằm ngay dưới da, có mặt khắp cơ thể, tập trung ở vùng cổ, nách, bẹn và hạch nằm trong khoang bụng hoặc ngực. Hạch có dạng hình tròn hay dẹt, khi sờ có cảm giác di chuyển, trượt hoặc cũng có loại hạch cố định. Hạch dễ sờ, cảm nhận nhất là hạch xuất hiện ở vùng cổ, bẹn và nách.

Hạch bạch huyết có nhiệm vụ:

  • “Giữ chân”, tiêu diệt các loại vi trùng, virus, tế bào ung thư xâm nhập cơ thể;
  • Thông qua quá trình sinh kháng thể giúp tiêu diệt vi trùng, virus, các tế bào lạ và tạo ra quá trình miễn dịch.

3. Hạch thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể?

Hạch bạch huyết có thể mọc ở khắp nơi trên cơ thể, trong đó vị trí thường xuất hiện nhất là:

  • Sau đầu, phía trước và sau tai;
  • Cổ;
  • Dưới hàm, cằm, mặt, phía trên xương đòn;
  • Cổ tử cung trước, sau;
  • Phía trên xương đòn, dưới khuỷu tay;
  • Phía sau đầu gối;
  • Bẹn, nách.

XEM THÊM: Vì sao bạn bị sưng hạch, nổi hạch ở cổ?

Các vị trí thường bị nổi hạch

4. Triệu chứng đi kèm khi nổi hạch

Một số triệu chứng có thể đi kèm khi bị nổi hạch đó là:

Đây là các triệu chứng hay xuất hiện khi mọc hạch. Tuy nhiên không phải là căn cứ để quyết định là hạch lành tính hay ác tính.


Người bệnh có thể xuất hiện sốt cao kéo dài khi nổi hạch
Người bệnh có thể xuất hiện sốt cao kéo dài khi nổi hạch

5. Cách nhận biết hạch lành tính và ác tính

 

Hạch xuất hiện trên cơ thể có thể là hạch lành tính hoặc hạch ác tính. Cách chính xác nhất để phát hiện u lành hay ác tính là gặp bác sỹ để khám. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho chỉ định chọc sinh thiết, lấy dịch từ vết hạch để mang đi kiểm tra.

1 số dấu hiệu phân biệt hạch lành tính hay ác tính:

5.1. Kích thước

Mọc hạch lành tính do bị viêm nhiễm:

  • Thường nhỏ hơn 1cm, dạng dẹt (bầu dục). Trong trường hợp mọc hạch do vi trùng lao (viêm lao hạch), kích thước có thể lớn hơn.

Hạch ác tính:

  • Hạch có kích thước khoảng 25mm trở lên, hoặc đội khi hạch nhỏ khoảng 1 cm nhưng thường dạng hình cầu chứ không dạng bầu dục. Hạch cứng, không đau, tăng kích thước nhanh. Hạch càng lớn càng nghi ngờ ác tính.

5.2. Số lượng và vị trí

Hạch lành tính:

  • Thường chỉ có vài hạch nhỏ xuất hiện ở một vùng cơ thể. Trong trường hợp mọc hạch do vi khuẩn lao có thể xuất hiện nhiều hạch ở cổ

Hạch ác tính:

  • Xuất hiện nhiều hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể, nguy cơ càng cao.

5.3. Ranh giới giữa khối hạch với cấu trúc xung quanh

Hạch lành tính:

  • Hạch nằm tại 1 vùng rõ ràng, chung di chuyển với các mô xung quanh khi chạm vào.

Hạch ác tính:

  • Khi hạch còn nhỏ, chúng cũng nằm tại 1 vùng rõ ràng, di chuyển với các mô xung quanh. Tuy nhiên sau 1 thời gian ngắn, khi hạch phát triển hơn sẽ cứng, cố định chứ không di chuyển như hạch lành tính. Nguyên nhân do hạch ác tính đã xâm nhiễm mô xung quanh.

5.4. Tính chất

Hạch lành tính:

  • Sờ thường mềm.

Hạch ác tính:

  • Thường cứng, rất chắc.

Hạch lành tính sờ thường mềm
Hạch lành tính sờ thường mềm

5.5. Thời gian tiến triển

Hạch lành tính:

  • Thường không phát triển thêm.

Hạch ác tính

  • Hạch phát triển to thêm, có thể mọc thêm nhiều hạch hơn. Có thể thấy, không thể nhận biết được chính xác hạch lành tính hay hạch ác tính. Nếu là hạch lành tính có thể chỉ cần điều trị thuốc, sau 1 vài tuần có thể biến mất hoặc tiểu phẫu nếu hạch to.

Tuy nhiên, khi xuất hiện hạch trên cơ thể, nên tới bệnh viện để được thăm khám và có những tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế không chỉ trang bị thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao giúp việc chẩn đoán, điều trị nhanh và hiệu quả, đem lại sự thoải mái cho người bệnh. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe