Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Những căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, hầu họng, mụn sinh dục, sùi mào gà... đều gây ra bởi virus HPV. Vậy Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

1. Virus HPV là gì?

Để biết virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu trước hết cần hiểu rõ về loại virus này. HPV (tên khoa học: Human Papilloma Virus) là loại virus có khả năng lây qua quan hệ tình dục và qua những tiếp xúc thông thường. Chúng có thể lây qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào, kể cả quan hệ bằng miệng hay qua đường hậu môn.

Đặc biệt, loại virus này có khả năng lây nhiễm rất cao ở những đối tượng quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều đối tác bạn tình. Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung ở nữ giới và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.


HPV có khả năng lây qua quan hệ tình dục và qua những tiếp xúc thông thường.
HPV có khả năng lây qua quan hệ tình dục và qua những tiếp xúc thông thường.

Virus HPV có khoảng hơn 100 chủng và hầu hết chúng đều không gây hại đến sức khỏe con người. Thực tế, hầu như ai cũng có thể bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời nhưng thường tự khỏi hoặc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Virus HPV có kích thước rất nhỏ thậm chí nhỏ hơn rất nhiều lần so với tế bào biểu mô của con người. Chúng thường tồn tại trên các tế bào niêm mạc, bán niêm mạc, cơ quan sinh dục nam nữ, mắt, miệng, hậu môn...

Trong đó, có khoảng hơn 40 chủng virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục, hậu môn. Đặc biệt, virus HPV type 16 và type 18 được cho là nguyên nhân chính gây tổn thương tiền ung thư tử cung, ung thư hậu môn và các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục.

2. Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Rất nhiều người thắc mắc không biết virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu sau khi tách ra khỏi cơ thể người? Tìm hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp bạn sẽ có cách phòng tránh bệnh hiệu quả và triệt để nhất.

Cụ thể, virus HPV rất cứng đầu và có thể tồn tại rất lâu ở ngoài môi trường tự nhiên. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng môi trường cụ thể mà thời gian sống của loại virus này cũng thay đổi khác nhau.


Virus HPV có thể lây qua những tiếp xúc ngoài da thông thường
Virus HPV có thể lây qua những tiếp xúc ngoài da thông thường

2.1. Virus HPV tồn tại bao lâu ngoài môi trường không khí?

Cơ thể con người là điều kiện sống lý tưởng cho virus HPV, giúp chúng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, đây được coi là bất tử đối với loại virus nguy hiểm này

Virus HPV bắt buộc phải có vật chủ để ký sinh và hút chất dinh dưỡng nên sẽ không có khả năng sống quá lâu ngoài môi trường. Do đó, nếu không vật chủ virus HPV chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn ngoài môi trường.

2.2. Virus HPV tồn tại bao lâu ở ngoài cơ thể?

Tùy vào điều kiện độ ẩm, nhiệt độ cụ thể mà thời gian virus HPV tồn tại bao lâu sẽ có sự thay đổi khác nhau. Khi ra khỏi cơ thể con người, virus HPV không thể sống quá lâu. Tuy nhiên, nếu được tiếp xúc với cơ thể con người chúng có thể tấn công và bùng phát nhanh chóng sau một khoảng thời gian ủ bệnh. Trong điều kiện đó, virus HPV có thể tồn tại khoảng 1 ngày thậm chí một tuần.

Rất nhiều người do không hiểu rõ virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu nên dễ chủ quan, coi thường. Điều đó có thể khiến bạn dễ dàng nhiễm bệnh lúc nào không biết.

2.3. Virus HPV tồn tại bao lâu ngoài môi trường bệnh viện?

Những nghiên cứu thực tế đã cho thấy rằng, virus HPV có khả năng tồn tại trên các kẹp sinh thiết, găng tay phẫu thuật...Tuy nhiên, nếu bị đưa vào những môi trường có nhiều hóa chất như xà phòng, rượu, cồn, chất diệt khuẩn...chúng sẽ chết ngay lập tức.

Rất khó để xác định chính xác thời gian virus sùi mào gà sống bao lâu sau khi ra môi trường tự nhiên? Thực tế, không có môi trường nào là an toàn tuyệt đối. Bởi lẽ, virus HPV có thể sống lại và bùng phát nếu gặp được môi trường thuận lợi. Do đó, mọi người nên cẩn thận khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

3. Virus HPV không thể sống trong môi trường nào?

Điều kiện thuận lợi nhất để virus HPV phát triển là ở gần tầng ngoài của da và trong khoảng từ 30 - 40 độ C. Đây cũng là lý do virus HPV rất dễ lây nhiễm qua những tiếp xúc thông thường.

Nếu ra khỏi cơ thể vật chủ, virus HPV sẽ chết nếu nhiệt độ bên ngoài quá 60 độ C. Do đó, nhiệt độ môi trường mùa đông hay mùa hè cũng không đủ để tiêu diệt loại virus này. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, virus HPV sẽ tạm ngưng hoạt động, ẩn mình lại và bùng phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.

4. Cách phòng tránh virus HPV

Tiêm vắc xin là cách tốt để phòng tránh và giảm những nguy cơ do virus HPV gây ra. Đây là loại vắc xin rất an toàn và hiệu quả. Tất cả nam giới từ 9 - 21 tuổi và nữ giới từ 9 - 26 tuổi đều nên tiêm vắc xin HPV. Nên tiêm chủng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.


Tiêm vắc xin là cách tốt để phòng bệnh
Tiêm vắc xin là cách tốt để phòng bệnh

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa virus HPV bằng những cách sau:

  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ gây bệnh do virus HPV. Tuy nhiên, cách làm này không triệt để do virus HPV vẫn có thể lây nhiễm ở những vùng da mà bao cao su không che được.
  • Quan hệ tình dục thủy chung, một vợ một chồng, hạn chế tối đa số lượng bạn tình.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, đủ chất.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và loại bỏ virus HPV ra khỏi cơ thể.

Tuy vắc xin có tác dụng phòng tránh nguy cơ nhiễm virus HPV, nhưng không phải là phương thuốc chữa cho những người đã mắc bệnh. Do vậy, ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo lứa tuổi và tiền sử sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe