Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hậu - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh bao gồm cộng hưởng từ, CLVT và siêu âm.
Phương pháp siêu âm trong mổ được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp kết hợp điều trị giữa cắt tổn thương với phá hủy các khối u trong mổ hoặc sử dụng phương pháp này trong các trường hợp có ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi cân nhắc các phương pháp điều trị.
1. Siêu âm trong mổ là gì?
Siêu âm trong mổ là phương pháp sử dụng siêu âm đầu dò tần số cao trong mổ. Phương pháp này giúp phẫu thuật viên xác định được chính xác vị trí, kích thước của tổn thương và các cấu trúc giải phẫu xung quanh tổn thương để phẫu thuật viên có hướng xử trí phù hợp và chính xác.
Phương pháp siêu âm đầu dò trong mổ được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp:
- Kết hợp điều trị giữa cắt tổn thương với phá hủy các khối u trong mổ.
- Hoặc sử dụng phương pháp này trong các trường hợp có ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi cân nhắc các các phương pháp điều trị.
Phương pháp siêu âm trong mổ không có chống chỉ định tuyệt đối.
2. Các bước thực hiện siêu âm trong mổ
Bước 1: Chuẩn bị máy siêu âm trong mổ, thường dùng đầu dò phẳng, tần số cao (7,5-15 mHz); túi ni lông vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm.
Bước 2: Người thực hiện siêu âm trong mổ mặc áo vô khuẩn. Sau đó tiến hành bọc đầu dò siêu âm bằng túi nilon vô khuẩn.
Bước 3: Người thực hiện siêu âm tiến hành siêu âm đầu dò trong mổ. Trong quá trình thực hiện, người tiến hành siêu âm có thể nhờ phẫu thuật viên giúp mở rộng vết mổ hoặc đưa các tạng cần thăm khám xuống vị trí thuận lợi để siêu âm rõ ràng hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM