Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm não, trong đó có một vài nguyên kiểm có thể kiểm soát được. Việc hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh giúp quá trình ngăn ngừa và điều trị diễn ra tốt hơn.
1. Bệnh viêm màng não là gì?
Bệnh viêm màng não do muỗi truyền bao gồm một nhóm virus gây bệnh, chúng được xâm nhập trong thời gian ngắn vào những phần của não, tuỷ sống và màng não, gây viêm cấp ở đó. Một số dấu hiệu và triệu chứng của những bệnh này tương tự nhau. Tuy nhiên về mức độ nghiêm trọng cũng như sự tiến triển của mỗi bệnh sẽ khác nhau. Đa số bị nhiễm virus không có biểu hiện triệu chứng. Những trường hợp mắc bệnh nhẹ, thường đau đầu, có sốt hoặc biểu hiện viêm màng não vô khuẩn. Những trường hợp nặng, có biểu hiện cấp tính lúc khởi phát, sốt cao, đau đầu, có dấu hiệu màng não, sững sờ, hôn mê, run, mất định hướng, đôi khi có co giật xuất hiện đặc biệt ở trẻ nhỏ và liệt cứng.
Tỷ lệ tử vong từ 0,3% đến 60%, trong đó tỷ lệ cao nhất là do mắc bệnh viêm não Murray Valley (MVE), bệnh viêm não Nhật Bản và viêm não tuỷ ngựa miền đông (EEE). Tỷ lệ mắc bệnh sẽ để lại di chứng thần kinh của bệnh viêm não virus do muỗi truyền xảy ra với tần số khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào tuổi bệnh nhân và tác nhân gây bệnh. Bệnh để lại di chứng thần kinh nặng nhất ở trẻ mắc bệnh EEE, bệnh viêm não Nhật Bản (JE) và bệnh viêm não tuỷ ngựa miền tây (WEE).
Nhóm virus viêm não do muỗi truyền thường gặp là virus JE, virus EEE, virus WEE, virus viêm não Saint Louis (SLE), virus viêm não Rocio (RE), virus viêm não Jamestown Canyon (JCE), virus MVE, virus viêm não Lacrosse (LE), virus viêm não California (CE) và virus snowshoe hare (SSHE).
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm não
Có rất nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm não. Được phân loại thành ba nhóm: virus thời thơ ấu, virus thông thường và virus arbovirus.
Loại virus phổ biến nhất gây viêm não ở những nước phát triển là herpes simplex. Loại này thường di chuyển qua một dây thần kinh đến da. Đây là nơi gây ra vết loét lạnh. Trong một số ít trường hợp, virus di chuyển đến não. Ở dạng viêm não này thường ảnh hưởng đến thùy thái dương – phần não kiểm soát trí nhớ và lời nói. Ngoài ra, cũng có thể ảnh hưởng đến thùy trán, phần kiểm soát cảm xúc và hành vi. Bệnh viêm não do herpes có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm và dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Một số loại virus phổ biến khác có thể gây viêm não bao gồm: HIV, virus cự bào, quai bị, Virus Epstein-Barr.
Viêm não được lây truyền thông qua muỗi và ve. Đây là những động vật chân đốt (arthropod) nên có tên là arbovirus (Arthropod-borne virus). Một số sinh vật truyền bệnh từ một cơ thể vật chủ này sang một vật chủ khác được gọi là vector truyền bệnh. Muỗi là một vector truyền bệnh rất quan trọng. Một số nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nga... hàng năm đều có dịch bệnh viêm não Nhật Bản với số người mắc khá cao.
Rất hiếm xảy ra những trường hợp mắc viêm não do virus thời thơ ấu, bao gồm: thủy đậu (rất hiếm), bệnh sởi, rubella.
3. Đường lây truyền bệnh viêm não
Tùy theo từng loại virus gây bệnh mà đường xâm nhập của virus thay đổi khác nhau. Nhiều virus có thể lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp viêm não lại do sự tái hoạt động của virus trong cơ thể, ví như herpes simplex virus. Muỗi và những côn trùng truyền bệnh thông qua đường vào từ những vết đốt. Bệnh dại có đường lây truyền vào từ các vết cắn của một số động vật. Với một số virus như virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus: CMV) và varicella-zoster virus (VZV) thì tình trạng suy giảm miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát sinh bệnh.
Thông thường virus nhân lên bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó đi vào hệ thống này bằng đường máu hoặc đi ngược theo các dây thần kinh (herpes simplex virus, bệnh dại và varicella-zoster virus) và đường khứu giác (herpes simplex virus). Nguyên nhân của các trường hợp viêm não chậm như bệnh lý chất trắng đa ổ tiến triển (progressive multifocal leukoencephalopathy: PML), viêm não xơ hóa bán cấp tiến triển (subacute sclerosing panencephalitis: SSPE) sau sởi vẫn chưa được hiểu tường tận.
Chính vì vậy, một người có thể bị nhiễm virus qua các phương thức lây truyền sau:
- Côn trùng bị nhiễm bệnh (như muỗi hoặc ve) và động vật, có thể truyền một số virus trực tiếp vào máu qua vết cắn.
- Ho hoặc hắt hơi từ một người nhiễm bệnh giải phóng virus trong không khí. Sau đó người khác hít phải.
- Ăn uống thực phẩm bị ô nhiễm.
- Lây truyền virus thông qua việc chạm vào người bị nhiễm bệnh.
- Một số bằng chứng cho thấy rằng những trường hợp viêm não virus là do nhiễm virus không hoạt động (như virus herpes simplex) trở lại hoạt động.
4. Tác nhân gây ra bệnh viêm màng não là gì?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm não virus bao gồm:
- Tuổi: Một số viêm não thường xuất hiện hơn và/hoặc nặng nề hơn ở trẻ em hoặc người già.
- Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bệnh hoặc do điều trị hoặc do ghép tạng có nguy cơ cao hơn.
- Mùa trong năm: Các tháng nóng ấm mùa hè là mùa sinh sản của chim và muỗi do đó các bệnh viêm não do arbovirus tăng cao hơn. Vào mùa đông xuân, viêm não do virus ruột có thể gặp nhiều hơn.
- Vùng địa lý: Vùng nhiệt đới thường có nguy cơ viêm não cao hơn, nhất là viêm não do các arbovirus.
- Các hoạt động ngoài trời: Những người có hoạt động ngoài trời nhiều như làm vườn, chăn nuôi lợn, nghiên cứu chim, nghĩa là có nguy cơ tiếp xúc nhiều với muỗi sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
5. Các biện pháp phòng chống dịch
Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Cần cung cấp cho nhân dân biết những thông tin về bệnh viêm não virus, ổ chứa virus và muỗi vectơ truyền bệnh để nhân dân có thể phát hiện sớm bệnh. Tự thực hiện những biện pháp phòng tránh và diệt muỗi vectơ truyền bệnh.
- Nhà, vườn phải quang đãng, sạch sẽ, không có đồ phế thải chứa nước ứ đọng để loại trừ muỗi, bọ gậy và các côn trùng khác.
- Rời chuồng súc vật ra xa nhà ở, thường xuyên vệ sinh chuồng súc vật, hun khói hoặc phun thuốc xua, diệt muỗi.
- Dùng màn kim loại chống muỗi ở các cửa sổ, cửa ra vào và nằm màn khi ngủ.
- Nếu có nhiều muỗi hoặc khi cần thiết có thể dùng hoá chất diệt muỗi và diệt bọ gậy.
- Nơi có bệnh lưu hành địa phương như bệnh JE, có thể gây miễn dịch cho người hoặc súc vật nuôi (như lợn đối với bệnh JE) là ổ chứa của vi rút truyền bệnh.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh đặc hiệu cho người đi du lịch đến vùng có bệnh viêm não vi rút lưu hành địa phương và tiêm cho người làm việc trong phòng thí nghiệm có liên quan đến vi rút gây bệnh và muỗi vectơ truyền bệnh này.
Khi có những dấu hiệu của viêm não, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm, tránh để lâu khó điều trị và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Vì thế, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả thăm khám, điều trị tại Vinmec.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.