Hồng cầu là một trong 3 phần của tế bào - thành phần cùng với huyết tương tạo thành dạng mô lỏng là máu, trong đó hồng cầu chứa nhiều nhất trong máu và tạo ra màu đỏ ở máu. Hồng cầu có nhiệm vụ quan trọng cung ứng đầy đủ oxy cho cơ thể. Vậy hồng cầu là gì và quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời.
1. Hồng cầu là gì?
Máu có dạng mô lỏng, bao gồm hai phần là tế bào và huyết tương. Trong đó, tế bào bao gồm 3 thành phần là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. mỗi một thành phần có nhiệm vụ riêng.
Hồng cầu chiếm nhiều nhất trong máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố nên máu có màu đỏ. Thành phần chính có trong hồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm lên tới 34% trọng lượng.
Dưới ống kính hiển vi, hồng cầu có dạng một dạng hình đĩa hai mặt lõm, kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 7-8 mm, bề dày từ 2-2,5mm, thể tích trung bình 90-95 mm3 mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Với hình dạng hình đĩa 2 mặt lõm, hồng cầu có điều kiện rất thuận lợi để tăng khả năng khuếch tán oxy, tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc từ đó đặc biệt giúp dễ dàng vận chuyển oxy đi khắp nơi trên cơ thể.
Ở người bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi khoảng:
Nam giới: 5.400.000 ± 300.000 /mm3.
Nữ giới: 4.700.000 ± 300.000/mm3.
2.Chức năng của hồng cầu
Hồng cầu có chức năng chính là vận chuyển oxy từ phổi tới các tổ chức trong cơ thể.
Nhiệm vụ vận chuyển một phần khí CO2 từ các mô đào thải ở phổi
Giúp huyết tương vận chuyển CO2, điều hoà cân bằng toan kiềm
Hồng cầu vận chuyển axit béo, axit amin và glucose từ vi nhung mao ruột non đưa đến các tế bào, tổ chức của cơ thể.
Cơ thể có đủ lượng hồng cầu thì da và niêm mạc sẽ có hồng hào khỏe mạnh, rất đặc trưng. Nếu thiếu hồng cầu tức thiếu máu thì da và niêm mạc sẽ nhợt nhạt, tái, người uể oải, mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ giảm,...
Thiếu máu, xuất huyết hoặc những rối loạn hồng cầu là khi hồng cầu đang có vấn đề.
3.Thành phần tham gia để tạo nên hồng cầu
Tủy xương sản xuất ra hồng cầu dưới sự kiểm soát của erythropoietin (EPO). Tế bào cạnh tiểu cầu thận sản xuất ra erythropoietin và tăng nồng độ androgen để xử lý tình trạng thiếu oxy.
Trong quá trình sản xuất hồng cầu ngoài EPO ra còn cần sự cung cấp của các chất khác như sắt, vitamin B12 và folate để tham gia quá trình tổng hợp DNA phân chia tế bào. Nhu cầu B12 mỗi ngày ở 1 người là từ 1-3 mg.
Protein có chức năng tổng hợp các chuỗi globin và các thành phần cấu trúc hồng cầu
4.Quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra thế nào?
Vòng đời sống của hồng cầu rơi vào khoảng từ 90 tới 120 ngày. Sau 120 ngày các hồng cầu bị mất màng, bị thải ra khỏi tuần hoàn do thực bào ở lách, gan và tủy xương. Sau khi hồng cầu bị thực bào, hemoglobin bị giáng hóa, sản phẩm cuối là bilirubin, còn sắt và protein được tái sử dụng.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu sẽ chết đi. Để duy trì số lượng hồng cầu ổn định, tủy xương khi đó sẽ tiết ra một đợt tế bào hồng cầu mới để thay thế những hồng cầu đã chết.
Mỗi ngày hồng cầu sinh ra chiếm tỷ lệ 1/120 tế bào, những hồng cầu chưa trưởng thành được giải phóng liên lục ra máu chiếm từ khoảng 0,5-1,5% số lượng hồng cầu.
5.Làm thế nào để cung cấp số lượng hồng cầu cho cơ thể?
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố quan trọng để quyết định số lượng hồng cầu sản được sản sinh 1 cách tốt nhất cho cơ thể.
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều protein có trong thực phẩm như thịt, trứng, sữa,...
Bổ sung Axit folic từ các loại rau có màu xanh đậm, sử dụng các loại ngũ cốc, tăng cường ăn trái cây như chuối và dưa gang, hay gan, thận bò.
Bổ sung trong bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại thịt đỏ, đậu phụ, gan, củ cải đường,...
Có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng tuy nhiên chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và dùng.
Bổ sung thêm vitamin A để những hồng cầu đang phát triển được tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin. Một số thực phẩm giàu vitamin A có trong khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bưởi, dưa hấu, dưa vàng,...
Thường xuyên vận động, tập luyện: Đi bộ nhanh, chạy bộ, tập những bài tập thể dụng vừa sức giúp kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia vì chất kích thích, chất có cồn sẽ khiến máu không được lưu thông đúng cách từ đó sẽ khó đưa oxy đến của cơ thể, làm giảm sản sinh tế bào hồng cầu.
Trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu trầm trọng, cách xử lý nhanh nhất là truyền lượng máu trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.