Kích thích não sâu - DBS - là phương pháp điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson, bao gồm run, cứng khớp và khó đi lại. DBS không phải là phương pháp có thể chữa trị khỏi bệnh Parkinson và sẽ không ngăn bệnh trở nên nặng hơn. Nhưng đây có thể là lựa chọn tốt nếu bạn đã mắc bệnh này ít nhất 5 năm và không nhận đủ thuốc để làm giảm các triệu chứng.
1. Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị Parkinson là gì?
Phẫu thuật kích thích não sâu (tên tiếng Anh là Deep brain stimulation và viết tắt là DBS) lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 1997 để điều trị chứng run do bệnh Parkinson (PD), sau đó vào năm 2002 để điều trị các triệu chứng Parkinson nặng. Gần đây hơn, vào năm 2016, phẫu thuật DBS đã được chấp thuận cho các giai đoạn trước của PD, dành cho những người đã bị PD ít nhất bốn năm và có các triệu chứng vận động không thể kiểm soát bằng thuốc.
Trong phẫu thuật DBS, các điện cực được đưa vào một vùng cụ thể của não, sử dụng MRI (chụp cộng hưởng từ) để ghi lại hoạt động của tế bào não trong quá trình phẫu thuật. Quá trình tiếp theo, người bệnh sẽ được cấy IPG, đây là pin của máy phát xung (giống như máy tạo nhịp tim). IPG được đặt dưới xương đòn hoặc ở dưới bụng. IPG cung cấp xung điện đến một phần của não liên quan đến chức năng vận động. Những người trải qua phẫu thuật DBS được cấp một bộ điều khiển để bật hoặc tắt thiết bị.
DBS là một bước tiến quan trọng nhất trong điều trị bệnh PD kể khi phát triển thuốc levodopa. Kỹ thuật này có hiệu quả nhất đối với những người gặp phải tình trạng run rẩy, mệt mỏi và rối loạn vận động do thuốc gây ra, với các nghiên cứu cho thấy lợi ích kéo dài ít nhất 5 năm. Điều đó có nghĩa rằng, DBS không phải là một phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn PD và cũng không làm chậm sự tiến triển của PD. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng cho mỗi người bị PD. Ngoài ra, DBS không thể cải thiện các vấn đề về nói hoặc nuốt, các vấn đề về suy nghĩ hoặc bước đi tê cứng.
Giống như tất cả các ca phẫu thuật não, DBS có nguy cơ nhỏ bị nhiễm trùng, đột quỵ, chảy máu hoặc co giật. Phẫu thuật DBS có thể làm giảm độ rõ ràng của giọng nói. Một số ít người mắc chứng PD đã bị suy giảm nhận thức sau khi phẫu thuật DBS.
2. Kích thích não sâu (DBS) được sử dụng như thế nào để điều trị bệnh Parkinson?
Kích thích não sâu (DBS) cung cấp các xung điện đến một vùng đích của não chịu trách nhiệm về các triệu chứng vận động do bệnh Parkinson gây ra. Các xung điện này làm gián đoạn hoạt động bất thường xảy ra trong mạch não, đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Có ba vùng trong não có thể là nơi để kích thích não sâu ở bệnh nhân Parkinson, bao gồm là nhân dưới đồi, nhân cầu nhạt trong, và nhân trung tâm dưới của vùng đồi não. Mỗi khu vực này đóng vai trò nhất định trong tụ điện não chịu trách nhiệm điều khiển chuyển động.
Để lựa chọn chính xác khu vực cụ thể nào trong não để điều trị cho người bị bệnh Parkinson sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cần được điều trị. Ví dụ, kích thích não sâu của nhân dưới đồi có hiệu quả đối với tất cả các triệu chứng rối loạn vận động chính của bệnh Parkinson, chẳng hạn như run, chậm vận động, cứng và các vấn đề về đi lại và thăng bằng. Kích thích não sâu ở vùng nhân cầu nhạt trong là mục tiêu hiệu quả đối với người bệnh có nhiều triệu chứng của bệnh Parkinson. Nhân trung tâm dưới của vùng đồi não đôi khi được chọn cho những bệnh nhân có triệu chứng run.
3. Làm cách nào để biết người bệnh có phù hợp với phương pháp kích thích não sâu (DBS) hay không?
Để đánh giá liệu người bệnh có phù hợp với phương pháp kích thích não sâu (DBS), bệnh nhân mắc bệnh Parkinson phải trải qua một quá trình đánh giá sâu và rộng. Tốt nhất, một nhóm chuyên gia đa ngành trong lĩnh vực rối loạn vận động sẽ đánh giá bệnh nhân. Nhóm lâm sàng này thường bao gồm bác sĩ thần kinh, bác sĩ giải phẫu thần kinh, bác sĩ tâm lý thần kinh và bác sĩ tâm thần.
Nếu bệnh nhân được quản lý tốt bằng thuốc, thì DBS sẽ không được chỉ định. Để chỉ định DBS, người bệnh cần đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau:
- Các triệu chứng không được kiểm soát tốt mặc dù đã nhận được liều levodopa thích hợp và các loại thuốc khác.
- Các triệu chứng đang làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Các cử động bất thường hoặc không kiểm soát được (rối loạn vận động) hoặc triệu chứng vận động không cải thiện mặc dù đã điều chỉnh thuốc.
- Bốn liều levodopa trở lên được chỉ định sử dụng mỗi ngày.
- Run không thể kiểm soát được bằng thuốc.
4. Kiểm tra đáp ứng Levodopa
Đáp ứng của người bệnh với một liều levodopa là xét nghiệm mà bác sĩ sử dụng để xác định bệnh nhân có khả năng được hưởng lợi từ DBS hay không. Trong thử nghiệm này, bệnh nhân ngừng dùng levodopa từ 8 đến 12 giờ và sau đó nhận một liều duy nhất. Bệnh nhân có khả năng được hưởng lợi từ DBS nếu họ có phản ứng tích cực rõ ràng sau khi nhận một liều levodopa.
Đối với nhiều bệnh nhân, đáp ứng với DBS sẽ tương tự như levodopa nhưng không có các triệu chứng về giao động. Ngoài ra, DBS vẫn có hiệu quả đối với chứng run do bệnh Parkinson có thể không đáp ứng với levodopa và cũng sẽ giúp giảm rối loạn vận động liên quan đến việc sử dụng thuốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org