Phân loại 4 mức độ vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín

Vỡ tá tràng là trường hợp hiếm gặp trong chấn thương bụng kín, chỉ chiếm 3-5% trên tổng số ca chấn thương. Tuy nhiên đây lại là trường hợp khó xử lý vì tỷ lệ biến chứng sau mổ cao đến gần 50% và tỷ lệ tử vong lên đến 20%.

1. Dấu hiệu tá tràng vỡ trong chấn thương bụng kín

Sau chấn thương người bệnh cảm thấy đau bụng, khó Chấn thương bụng kín là các chấn thương tại vùng bụng, các chấn thương có thể ở thành bụng hay ở các tạng bên trong dẫn đến tình trạng mất máu cấp hoặc viêm phúc mạc tùy vào các tổn thương tạng khác nhau.

Tá tràng có hình dạng chữ C và dài khoảng 25cm, nằm ở vị trí chung chuyển giữa dạ dày và ruột non, có thể hiểu tá tràng là đoạn đầu của ruột non.

Vỡ tá tràng là trường hợp khó chẩn đoán vì tổn thương tá tràng thường đi kèm với các tổn thương tạng khác trong ổ bụng. Nguyên nhân gây vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín đa phần là do các tai nạn khác nhau như tai nạn giao thông ( chiếm đa số), tai nạn lao động...

Khi tá tràng vỡ người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

1.1 Dấu hiệu cơ năng

Hở, không đại tiện và trung tiện được, có dấu nhiễm trùng rõ nếu để quá lâu, người bệnh thường sốt cao đến 40 độ.

1.2 Dấu hiệu trên cơ thể

Thành bụng xuất hiện bầm tím, bụng co cứng, khi ấn vào thì đau khắp bụng.

2. Chẩn đoán vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín


Xét nghiệm máu để chuẩn đoán vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín
Xét nghiệm máu để chuẩn đoán vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín

Từ các dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận lâm sàng về tình trạng bệnh, sau đó tiếp tục sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Lượng hồng cầu, bạch cầu ít giúp chẩn đoán bệnh sớm
  • Chụp X-quang bụng không chuẩn bị có liềm hơi
  • Chụp CT Scan để đánh giá các mức độ tổn thương cũng như các tổn thương khác nếu có
  • Siêu âm vùng bụng có dịch tự do
  • Chọc rửa ổ bụng có dịch tiêu hóa

3. Bốn mức độ vỡ tá tràng trong chấn thương bụng kín và cách điều trị

Có nhiều cách để phần loại tổn thương tá tràng, hiện nay cách được dùng nhiều nhất là phân loại của AAST năm 1990 với bốn mức độ vỡ tá tràng:

  • Độ 1: Tá tràng thủng không hoàn toàn, tụy không bị chấn thương, có máu tụ ở thành tá tràng.
  • Độ 2: Tá tràng bị thủng hoàn toàn, tuy nhiên tụy vẫn không bị chấn thương.
  • Độ 3: Có các dấu hiệu như độ 1 hoặc độ 2, kèm theo tụy bị tổn thương nhẹ như dập tụy , có máu tụ ở tụy hoặc rách tụy nhưng không tổn thương đến ống tụy chính.
  • Độ 4: Tá tràng vỡ nặng và tổn thương đầu tụy.

4. Điều trị vỡ tá tràng


Loại bỏ tá tràng ra khỏi đường tiêu hóa đối với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ
Loại bỏ tá tràng ra khỏi đường tiêu hóa đối với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ

Tùy vào mức độ vỡ tá tràng bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị thích hợp nhất đối với bệnh nhân với nguyên tắc điều trị là giảm tối thiểu lượng dịch và thức ăn đi qua tá tràng, giúp vết thương mau liền, hạn chế các biến chứng bục tá tràng sau mổ đối với phương pháp phẫu thuật bảo tồn tá tràng. Loại bỏ tá tràng ra khỏi đường tiêu hóa đối với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ.

4.1 Điều trị bảo tồn

Đối với các mức độ từ 1 đến 3 có thể sử dụng các phương pháp như khâu vết thương đơn thuần nếu như tá tràng không bị vỡ nát quá mức.

  • Khâu tá tràng kết hợp phẫu thuật bảo vệ: Mở thông giảm áp, túi thừa hóa tá tràng, loại trừ môn vị.
  • Nối quai ruột vào vết thương: thường dùng cho vỡ tá tràng độ 4
  • Đối với các vết thương ở D4 thì có thể cắt bỏ góc tá hỗng tràng và làm miệng nối tá hỗng tràng tối tổ chức lành

4.2 Điều trị cắt bỏ

Chỉ định cho các tổn thương độ 4, bao gồm cắt đầu tụy-tá tràng, cắt khối tá- tụy toàn bộ.

5. Các biến chứng sau phẫu thuật

Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật vỡ tá tràng bao gồm:

  • Rò tá tràng: Đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi phẫu thuật khâu tá tràng từ 5-10 ngày. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau bụng.
  • Bục chỗ khâu miệng nối gây viêm phúc mạc hoặc áp xe khoang sau phúc mạc
  • Viêm tụy cấp sau mổ: Với tỷ lệ lên đến gần 15%
  • Tắc tá tràng sau mổ chiếm 8%, bệnh nhân phải điều trị ít nhất từ 3-4 tuần, nếu không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe