Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.
Tăng kali máu là thuật ngữ y tế mô tả nồng độ kali trong máu của bạn cao hơn bình thường. Kali là một hóa chất rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ, bao gồm cả cơ tim. Nồng độ kali trong máu của bạn thường là từ 3,6 đến 5,2 milimol mỗi lít (mmol / L). Nếu nồng độ kali trong máu cao hơn 6.0 mmol / L có thể gây nguy hiểm và thường phải điều trị ngay lập tức.
1. Triệu chứng tăng kali máu
Các triệu chứng tăng kali máu gây ra phụ thuộc vào nồng độ kali trong máu của bạn. Có thể bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của bất cứ dấu hiệu nào, nhưng nếu nồng độ kali đủ cao, nó sẽ gây ra một số triệu chứng, bao gồm:
- Mệt mỏi, suy nhược
- Tê
- Cảm giác ngứa
- Buồn nôn và nôn
- Khó thở
- Đau ngực
- Nhịp tim không đều
Trong trường hợp cực đoan, kali cao có thể gây tê liệt hoặc suy tim. Nếu không được điều trị, nồng độ kali cao có thể khiến tim bạn ngừng đập.
Nếu bạn có nồng độ kali cực cao, bạn sẽ cần phải nhập viện cho đến khi trở lại bình thường.
2. Nguyên nhân gây tăng kali máu
Thông thường nồng độ kali trong máu cao không phải là tăng kali máu thực sự. Thay vào đó, nó có thể được gây ra do các tế bào máu vỡ ra trong hoặc ngay sau khi lấy máu. Các tế bào bị vỡ, giải phóng kali vào mẫu máu. Điều này làm sai lệch lượng kali trong mẫu máu, mặc dù mức kali trong cơ thể bạn thực sự là bình thường. Khi nghi ngờ điều này, một mẫu máu mới sẽ được lấy để xét nghiệm lại.
Nguyên nhân gây tăng kali máu có liên quan đến một số bệnh lý và việc sử dụng một số loại thuốc, bao gồm:
- Suy thận: là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng kali máu. Khi thận của bạn không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, chúng không thể loại bỏ thêm kali ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ kali.
- Bệnh thận mãn tính
Một số tình trạng sức khỏe khác có thể khiến nồng độ kali tăng cao, chẳng hạn như:
- Cơ thể bị mất nước
- Bệnh tiểu đường type 1
- Bệnh lý Addison ( suy tuyến thượng thận nguyên phát)
- Chảy máu trong
Một số loại thuốc có thể gây bệnh tăng kali máu, bao gồm:
- Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE)
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
- Thuốc ức chế Beta
- Một số loại thuốc sử dụng trong hóa trị
Ngoài ra, tình trạng lạm dụng bổ sung kali có thể làm tăng mức kali trong cơ thể bạn cao hơn mức cần thiết.
3. Chẩn đoán tăng kali máu
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tăng kali máu. Bác sĩ sẽ thường xuyên làm các xét nghiệm máu trong quá trình kiểm tra hàng năm hoặc nếu gần đây bạn đã bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Bất kỳ vấn đề nào có liên quan tới nồng độ kali của bạn sẽ hiển thị trên các xét nghiệm này.
Nếu bạn có nguy cơ kali cao, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên. Bởi bạn không thể chắc chắn được tình trạng của bản thân cho đến khi các triệu chứng của tăng kali máu xuất hiện và tiến triển.
4. Điều trị tăng kali máu
Mục tiêu tiêu của việc điều trị mức kali cao là giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng kali dư thừa một cách nhanh chóng.Điều trị tăng kali máu bao gồm điều trị bất cứ nguyên nhân nào gây ra tăng kali máu, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tuyến thượng thận...Nếu tăng kali máu do suy thận gây ra, chạy thận nhân tạo là lựa chọn điều trị tốt nhất. Thẩm tách máu sử dụng máy để loại bỏ chất thải từ máu của bạn, bao gồm lượng kali dư thừa, khi thận không thể lọc máu một cách hiệu quả.Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng kali máu cao như:
- Canxi gluconate: Canxi gluconate có thể giúp làm giảm tác động của kali đối với tim cho đến khi mức kali trong máu được ổn định.
- Thuốc lợi tiểu: Bác sĩ cũng có thể kê thuốc lợi tiểu , đó là những loại thuốc khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Một số thuốc lợi tiểu làm tăng lượng kali bài tiết qua thận trong khi các thuốc lợi tiểu khác không làm tăng bài tiết kali. Tùy thuộc vào mức kali của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều loại thuốc lợi tiểu sau:
- Thuốc lợi tiểu quai
- Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali
- Thuốc lợi tiểu thiazid
Nếu nồng độ kali trong máu tăng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm kali tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Một trong những cách đơn giản nhất để giảm mức kali một cách tự nhiên là giảm lượng kali bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này có nghĩa là hạn chế thực phẩm và chất bổ sung có chứa nhiều kali.Một số thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm:
- Chuối
- Quả hạch
- Đậu
- Sữa
- Khoai tây
- Quả mơ
- Cá tuyết
- Thịt bò
Một số chất thay thế muối cũng có chứa nhiều kali. Khi bạn sản phẩm thay thế việc sử dụng muối, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa thành phần kali clorua. Thực phẩm có nhiều chất phụ gia, như đồ nướng và đồ uống có ga, cũng thường có nhiều kali.Mất nước có thể làm cho tình trạng kali cao trở nên tồi tệ hơn. Cố gắng uống nhiều nước hơn.Ngoài ra, nếu bạn dùng thảo dược vì bất kỳ lý do gì, cần lưu ý một vài loại thảo mộc bạn không nên dùng nếu bạn có nồng độ kali trong máu cao. Cỏ linh lăng, cây tầm ma và bồ công anh có thể làm tăng nồng độ kali, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm này.Các triệu chứng của bệnh tăng kali máu có thể không xuất hiện ở giai đoạn đầu, vì thế bạn nên đi xét nghiệm máu thường xuyên nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh này.Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn có nồng độ kali cao, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, healthline.com
XEM THÊM: