Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Về mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống (OC), các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Một số phát hiện cho thấy mối liên quan tích cực với nguy cơ ung thư tuyến tụy, trong khi một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan ngược lại.
1. Tổng quan
Ung thư tuyến tụy là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 7 trong số các khối u ác tính ở nữ giới, với khoảng 220000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới vào năm 2018. Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính ít hơn 10%. Tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tụy được đặc trưng bởi sự gia tăng đáng kể sau 30 tuổi, đạt đến gánh nặng cao nhất ở phụ nữ khoảng 80 tuổi
Sự hiểu biết về nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua và các yếu tố nguy cơ nhất định đã được thiết lập, bao gồm sử dụng thuốc lá; béo phì; đái tháo đường; viêm tụy mãn tính; tiền sử gia đình dương tính và các hội chứng di truyền; uống nhiều rượu; yếu tố chế độ ăn uống; thể chất ít hoạt động; nơi làm việc tiếp xúc với một số hóa chất, nhiễm trùng. Mặc dù một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, nhưng nguyên nhân ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết đầy đủ.
2. Mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và sử dụng thuốc tránh thai đường uống (OC)
Về mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống (OC), các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Một số phát hiện cho thấy mối liên quan tích cực với nguy cơ ung thư tuyến tụy, trong khi một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan ngược lại. Một phân tích tổng hợp trước đây của các nghiên cứu quan sát không ủng hộ giả thuyết rằng việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy (nguy cơ tương đối gộp [RR] = 1,09, khoảng tin cậy 95% [CI] 0,96–1,23).
Trong một nghiên cứu hệ thống và phân tích tổng hợp lớn từ các trung tâm, các tác giả đã xác định 10 nghiên cứu bệnh chứng và 11 nghiên cứu thuần tập điều tra mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống và ung thư tuyến tụy. Phân tích tổng hợp của các tác giả về 21 nghiên cứu này, bao gồm 7700 trường hợp ung thư tuyến tụy, cho thấy rằng việc sử dụng OC có liên quan đáng kể về mặt thống kê với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, mối liên quan không có ý nghĩa khi thời gian sử dụng thuốc tránh thai đường uống dưới 1 năm, dưới 5 năm, 5-10 năm và lâu hơn 10 năm được đánh giá liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy. Nguy cơ ung thư tuyến tụy giảm đáng kể ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống đã được ghi nhận trong các nghiên cứu chất lượng cao hơn, các nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu và ở phụ nữ sau mãn kinh.
Sự khác biệt về tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy giữa các giới, cụ thể là tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy ở nam giới cao hơn ở nữ giới, đã dẫn đến các cuộc điều tra về những lý do có thể đằng sau những khác biệt này. Ngoài ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng hormone sinh dục nữ có thể là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở phụ nữ. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã chỉ ra rằng tuyến tụy chứa các thụ thể estrogen, androgen, estrogen ức chế và testosterone thúc đẩy sự xuất hiện của một số bệnh ung thư tuyến tụy
3. Các nghiên cứu khác nói gì?
Nhiều nghiên cứu quan sát đã điều tra vai trò của việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống và nguy cơ ung thư tuyến tụy, tuy nhiên kết quả không nhất quán. Trong khi một số tác giả đã báo cáo mối quan hệ nghịch đảo giữa việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống và nguy cơ ung thư tuyến tụy, các nghiên cứu khác đã không xác nhận những phát hiện này. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được công bố tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa việc sử dụng OC và ung thư tuyến tụy. Liên quan đến thời gian sử dụng OC, các phân tích tổng hợp của các tác giả không xác định được mối liên quan đáng kể với nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Tuy nhiên, một nghiên cứu thuần tập cho thấy sự gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tụy ở phụ nữ sử dụng OC <1 năm (HR = 1,65, 95% CI: 1,08-2,50), nhưng số trường hợp ung thư tuyến tụy ở nhóm phụ nữ những người đã dùng OC ít hơn 1 năm là nhỏ. Ngoài ra, một nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện (điểm NOS được đánh giá là 6) đã tìm thấy mối liên quan tích cực về giới hạn đối với thời gian sử dụng OC từ 5-10 năm, > 10 năm và nguy cơ ung thư tuyến tụy. Mặc dù có số lượng nhỏ các trường hợp trong các nhóm này, nhưng P cho xu hướng là có ý nghĩa (<0,01). Ngược lại, Kreiger và cộng sự nhận thấy nguy cơ ung thư tuyến tụy giảm đáng kể ở phụ nữ sử dụng OC lâu hơn 6 tháng. Sự khác biệt trong kết quả giữa các nghiên cứu có thể được giải thích do sự khác biệt trong thiết kế nghiên cứu, dân số nghiên cứu, đánh giá đánh giá mức độ phơi nhiễm, định nghĩa về mức độ phơi nhiễm và các giới hạn khác nhau cho thời gian sử dụng OC.
Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đã báo cáo ước tính rủi ro được điều chỉnh cho các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tụy đã biết và tiềm ẩn (tuổi tác, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì), nhưng với ít nghiên cứu hơn cũng cung cấp các ước tính điều chỉnh về tiền sử viêm tụy, tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy và mức độ tiêu thụ rượu cao, độ tuổi.
4. Các yếu tố nguy cơ khác
Trong khi một số nghiên cứu bao gồm đã điều chỉnh các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống thì chỉ số khối cơ thể (BMI) này thường liên quan nhất, chỉ có hai nghiên cứu điều tra các biến số dinh dưỡng như uống trà xanh, bổ sung vitamin C trong chế độ ăn, tiêu thụ cà phê, đậu phụ và lượng chất béo trong chế độ ăn. Béo phì là một yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, các cơ chế chưa được biết đầy đủ và có thể liên quan đến các hormone sinh dục. Chỉ số BMI cao có thể phản ánh lượng chất béo trong chế độ ăn uống nhiều, mặc dù những phát hiện về mối liên quan của nó với nguy cơ ung thư tuyến tụy là không nhất quán. Đáng chú ý, mô mỡ tạo ra estrogen và có thể có vai trò bảo vệ. Do đó, các yếu tố chế độ ăn uống có thể làm rối loạn mối liên quan giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và việc sử dụng thuốc ngừa thai đường uống. Tương tự, các nghiên cứu điều tra dinh dưỡng và nguy cơ ung thư tuyến tụy nên điều chỉnh các yếu tố sinh sản như việc sử dụng thuốc ngừa thai đường uống.
5. Nguy cơ ung thư tuyến tụy với các yếu tố nội tiết tố nữ và kinh nguyệt
Tìm kiếm tài liệu của các tác giả cho thấy một phân tích tổng hợp đã được công bố trước đây đánh giá mối liên quan giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy với các yếu tố nội tiết tố nữ và kinh nguyệt, một phân tích tổng hợp từ hiệp hội kiểm soát trường hợp ung thư tuyến tụy quốc tế. Trái ngược với kết quả của các tác giả, một phân tích tổng hợp trước đây không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và RR tổng hợp sử dụng OC từ 6 nghiên cứu bệnh chứng và 8 nghiên cứu thuần tập là 1,09 (KTC 95%: 0,96-1,23). Sau đó, các tác giả lưu ý rằng các phân tích phân nhóm của họ theo thiết kế nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng nhẹ có ý nghĩa liên quan đến việc sử dụng OC trong các nghiên cứu thuần tập (RR = 1,09, KTC 95%: 1,00-1,29). Các phân tích nhóm con của các tác giả theo thiết kế nghiên cứu đã xác định điều ngược lại, cụ thể là một kết quả không đáng kể ở đường biên đối với kết hợp nghịch đảo (RR = 0,84, KTC 95%: 0,70-1,00).
Tuy nhiên, các tác giả đã xác định sự thiên vị công bố đối với các nghiên cứu về việc tiếp xúc với OC, điều này có thể che giấu mối liên quan thực sự. Phân tích tổng hợp của các tác giả bao gồm thêm 4 nghiên cứu bệnh chứng và 3 nghiên cứu thuần tập, tổng cộng 7700 trường hợp ung thư tuyến tụy so với 5084 trong phân tích tổng hợp trước đó, đặc biệt phân tích của các tác giả không xác định được sai lệch về công bố. Ngoài ra, nghiên cứu của các tác giả không có giới hạn về ngôn ngữ trong tìm kiếm tài liệu trái ngược với các phân tích tổng hợp đã thực hiện trước đó.
Tóm lại, mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư tuyến tụy và việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống (OC) cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Một số phát hiện cho thấy mối liên quan tích cực với nguy cơ ung thư tuyến tụy, trong khi một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan ngược lại.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo:
Ilic M, Milicic B, Ilic I. Association between oral contraceptive use and pancreatic cancer risk: A systematic review and meta-analysis . World J Gastroenterol 2021; 27(20): 2643-2656 [DOI: 10.3748/wjg.v27.i20.2643]