Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Lá lách là nơi sản sinh ra những bạch cầu miễn dịch- là nguyên liệu tạo ra các kháng thể, đồng thời chứa đựng một số lượng lớn các tế bào lympho. Việc cắt bỏ lá lách đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi.
1. Vai trò của lá lách?
Lá lách thuộc vị trí bên trái ở phía trên bụng, có màu đỏ thẫm. Đây là nơi lưu giữ một lượng lớn các tế bào lympho và sản sinh ra các bạch cầu miễn dịch (một loại nguyên liệu có vai trò tạo ra các kháng thể.)
Lá lách được ví như một nhà máy chuyên chế tạo ra những kháng thể, giúp cơ thể chống chọi lại các bệnh nguy hiểm.
2. Lách được chỉ định cắt bỏ trong những trường hợp nào?
Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nên cắt bỏ lá lách:
- Phì đại lá lách.
- Những rối loạn về máu nhưng hiếm gặp.
- Lá lách bị phá hủy do người bệnh gặp chấn thương.
- Bệnh nhân bị ung thư hoặc có u nang lớn tại lá lách.
- Những rối loạn về máu.
- Nhiễm trùng.
Rất nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ lá lách do mắc phải những rối loạn nghiêm trọng về máu và không thể điều trị, ví dụ như:
- Thiếu máu do bị tan máu
- Bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu có hình liềm
- Mắc phải bệnh xuất huyết, bị giảm tiểu cầu tự phát
- Phì đại lá lách
- Bị đa hồng cầu nguyên phát
- Bệnh nhân bị nhiễm virus như bạch cầu đơn nhân, hoặc bị nhiễm vi khuẩn như giang mai dẫn đến tình trạng bị phì đại lá lách
Nguyên nhân chính phải cắt bỏ lá lách ở nhiều bệnh nhân là do lá lách phì đại, khi đó rất nhiều tế bào máu cùng với các tiểu cầu sẽ bị mắc lại tại lách và có thể tiêu diệt đi những tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh. Tình trạng này gọi là cường lách.
Nếu lách bị tắc thì sẽ gây ra những cản trở cho hoạt động chức năng của chính nó. Bệnh nhân bị phì đại lách có thể gây ra nhiễm trùng, thiếu máu. Lách lớn gây đau do chèn ép.
3. Một số loại phẫu thuật để cắt bỏ lá lách
Có 2 phương pháp được sử dụng để phẫu thuật cắt bỏ lá lách là phương pháp mổ nội soi (giảm thiểu tình trạng xâm lấn) và phương pháp tiến hành mổ mở truyền thống. Trong cả 2 quá trình này bệnh nhân đều sẽ được gây mê.
3.1 Phẫu thuật mở
Thực hiện mổ ở vùng giữa bụng hoặc dưới sườn trái. Các phẫu thuật viên có thể sẽ tiến hành gỡ dính lách và buộc cắt các mạch máu lớn tới lách. Thông thường, mổ hở sẽ được thực hiện nếu bệnh nhân đã có sẹo từ những cuộc phẫu thuật khác hoặc lách của người bệnh quá lớn.
3.2 Mổ nội soi
Ưu điểm là giảm tối đa được sự xâm lấn, bệnh nhân trong quá trình hồi phục ít đau đớn hơn so với tiến hành phẫu thuật mở, và thời gian phẫu thuật cũng nhanh hơn. Để phẫu thuật nội soi, các bác sĩ sẽ tạo nên một vết cắt rất nhỏ nằm trên bụng, đưa một camera rất nhỏ vào trong để ghi lại các hình ảnh về lách của bệnh nhân trên máy monitor. Sau đó, bác sĩ sẽ nhanh chóng cắt bỏ lách của người bệnh bằng những dụng cụ nhỏ.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sẽ đưa ra quyết định mổ mở sau khi đã xem hình ảnh của lách người bệnh qua camera.
4. Các nguy cơ có thể xảy ra khi cắt bỏ lá lách
Các nguy cơ có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lá lách gồm có:
- Bệnh nhân bị mất máu trong quá trình phẫu thuật
- Phản ứng dị ứng, hay bị khó thở do bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc gây mê
- Hình thành các cục máu đông
- Nhiễm trùng
- Lên cơn đau tim hoặc bị đột quỵ
- Hình thành các cục máu đông tại vị trí tĩnh mạch để dẫn máu đến gan
- Thoát vị ngay tại vết mổ
- Nhiễm trùng trong
- Xẹp phổi
- Tổn thương những cơ quan gần lách, ví dụ như ruột, dạ dày và tụy
- Tích tụ dịch tại vị trí dưới cơ hoành
5. Những triển vọng sau khi thực hiện phẫu thuật lá lách
Tùy vào mỗi loại phẫu thuật và tình trạng nguy hiểm của bệnh sẽ có những triển vọng phẫu thuật khác nhau. Để hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật cắt bỏ lá lách thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian là 4 - 6 tuần.
Người bệnh chỉ cần phải theo dõi tại bệnh viện vài ngày sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kiểm tra định kỳ để đánh giá khi nào bạn có thể quay trở lại những hoạt động bình thường.
Phẫu thuật cắt bỏ lá lách chỉ được chỉ định trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Người bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, kịp thời. Tốt nhất cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.