Mania (hưng cảm) và hypomania (hưng cảm nhẹ) là những giai đoạn mà một người cảm thấy phấn chấn, rất năng động và tràn đầy năng lượng. Hypomania là một dạng hưng cảm nhẹ hơn so với Mania.
1. Giai đoạn hưng cảm và hưng cảm nhẹ trong rối loạn lưỡng cực là gì?
Hưng cảm và hưng cảm nhẹ là các triệu chứng có thể xảy ra đối với một bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở những người không bị rối loạn lưỡng cực.
1.1. Hưng cảm là gì?
Giai đoạn hưng cảm là giai đoạn mà người bệnh cảm thấy tràn đầy năng lượng để có thể làm mọi việc. Đó là một trạng thái rối loạn tinh thần khiến người bệnh tràn đầy sinh lực bất thường, cả về thể chất và tinh thần. Giai đoạn hưng cảm có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh phải nhập viện.
Giai đoạn hưng cảm thường xảy ra ở những người bị rối loạn lưỡng cực I. Trong nhiều trường hợp rối loạn lưỡng cực I, các giai đoạn hưng cảm xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng lưỡng cực, không phải lúc nào họ cũng xuất hiện những giai đoạn trầm cảm.
1.2. Hưng cảm nhẹ là gì?
Hưng cảm nhẹ hay hypomania là một dạng hưng phấn nhẹ hơn. Nếu bệnh nhân đang trải qua cơn hưng cảm nhẹ, mức năng lượng của họ sẽ tăng cao hơn bình thường, nhưng không quá mức như trong trạng thái hưng cảm. Tuy nhiên những triệu chứng của hưng cảm nhẹ cũng có thể đủ khiến người khác nhận ra.
Hưng cảm nhẹ có thể gây ra các vấn đề trong cuộc sống của người bệnh, nhưng thường không nghiêm trọng đến mức độ khiến hưng cảm có thể xảy ra. Nếu được chẩn đoán chứng hưng cảm nhẹ, người bệnh có thể sẽ không cần phải nhập viện để điều trị. Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực II có thể bị rối loạn hưng cảm xen kẽ với trầm cảm.
2. Các triệu chứng của hưng cảm và hưng cảm nhẹ là gì?
Sự khác biệt chính giữa hưng cảm và hưng cảm nhẹ là cường độ của các triệu chứng. Các triệu chứng của hưng cảm dữ dội hơn nhiều so với các triệu chứng của chứng hưng cảm nhẹ.
2.1. Các triệu chứng hưng cảm và hưng cảm nhẹ
Mặc dù khác nhau về cường độ, nhưng hầu hết các triệu chứng của hưng cảm và hưng cảm nhẹ đều giống nhau. Các triệu chứng chính bao gồm:
- Cảm giác hưng phấn, tràn đầy năng lượng;
- Bồn chồn hoặc không thể ngồi yên;
- Ngủ ít hoặc không cảm thấy buồn ngủ;
- Sự tự tin luôn ở mức cao, đi kèm với đó là cái tôi cá nhân lớn;
- Nói nhiều;
- Luôn đưa ra những ý tưởng hoặc kế hoạch mới mặc dù chúng không thực sự chính xác;
- Dễ bị phân tâm;
- Cố gắng nhận nhiều nhiệm vụ nhưng không thể hoàn thành chúng;
- Giảm ức chế;
- Tăng ham muốn tình dục;
- Tham gia vào các hành vi mang tính rủi ro cao, chẳng hạn như quan hệ tình dục bốc đồng, đánh bạc bằng tiền tiết kiệm cả đời hoặc chi tiêu mạnh tay hơn bình thường.
Trong giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, người bệnh có thể không nhận ra những thay đổi này ở bản thân. Nếu những người xung quanh nhận ra và cho họ biết rằng họ đang có những hành động không giống như bình thường, họ có thể phủ nhận hoàn toàn điều đó.
2.2. Các triệu chứng hưng cảm nghiêm trọng hơn
Không giống như giai đoạn hưng cảm nhẹ, giai đoạn hưng cảm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi cơn hưng cảm giảm xuống, người bệnh có thể để lại cảm giác hối hận hoặc chán nản vì những việc họ đã làm trong tình trạng hưng phấn quá mức. Với chứng hưng cảm nhẹ, người cũng có thể mắc phải một số rối loạn tâm lý nhất định sau khi cơn hưng cảm qua đi. Các triệu chứng loạn thần có thể bao gồm: rối loạn tri giác (ảo giác thị giác hoặc thính giác), ảo tưởng hoặc thậm chí hoang tưởng có thể dẫn đến suy nghĩ tự tử.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của rối loạn lưỡng cực
Hưng cảm và hưng cảm nhẹ là các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở những người:
Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nhất định đối với sự xuất hiện của bệnh. Những người có người thân có tiền sử mắc rối loạn lưỡng cực thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Rối loạn lưỡng cực cũng có thể liên quan đến sự mất cân bằng hóa học trong não. Người bệnh có nhiều nguy cơ mắc chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ nếu họ đã từng có những vấn đề về tâm thần kinh. Họ cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nếu mắc chứng rối loạn lưỡng cực và không dùng thuốc như bác sĩ kê đơn.
4. Chẩn đoán chứng rối loạn lưỡng cực
Trong cuộc hẹn, bác sĩ có thể sẽ xem xét bệnh sử của bệnh nhân và chỉ định khám sức khỏe. Điều quan trọng là bệnh nhân phải cung cấp cho bác sĩ của mình tất cả những thông tin về các loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn (OTC) và thực phẩm chức năng mà họ sử dụng, cũng như bất kỳ loại thuốc bất hợp pháp nào họ có thể đã từng sử dụng.
Chẩn đoán hưng cảm và hưng cảm nhẹ có thể phức tạp hơn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực. Ví dụ: người bệnh có thể không nhận biết được một số triệu chứng hoặc thời gian họ mắc chúng. Ngoài ra, nếu họ bị trầm cảm nhưng bác sĩ không biết về hành vi hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, họ có thể chẩn đoán nhầm rằng bệnh nhân đó bị trầm cảm thay vì rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây hưng cảm và hưng cảm nhẹ. Thêm vào đó, tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra các triệu chứng giống như hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
- Chẩn đoán hưng cảm: Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất một tuần để bác sĩ chẩn đoán là hưng cảm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng đến mức họ phải nhập viện, bác sĩ có thể chẩn đoán ngay cả khi các triệu chứng kéo dài trong thời gian ngắn hơn.
- Chẩn đoán hưng cảm nhẹ: Người bệnh phải có ít nhất ba trong số các triệu chứng được liệt kê ở trên trong phần “Triệu chứng” trong ít nhất bốn ngày để bác sĩ chẩn đoán chứng rối loạn hưng cảm nhẹ.
5. Điều trị hưng cảm và hưng cảm nhẹ
Để điều trị chứng hưng cảm và chứng hưng cảm nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng kết hợp liệu pháp tâm lý đi kèm với sử dụng thuốc.
Các loại thuốc điều trị hưng cảm và hưng cảm nhẹ có thể bao gồm thuốc ổn định tâm trạng và thuốc chống loạn thần. Bác sĩ có thể cần thử nhiều loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra những sự kết hợp thuốc phù hợp để có thể mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc, các triệu chứng của hưng cảm và hưng cảm nhẹ có thể nguy hiểm nếu họ ngừng dùng thuốc mà chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các tác dụng phụ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách giải quyết.
Đối với chứng chán ăn, thường có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc. Thói quen sống lành mạnh có thể hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và đi ngủ đúng giờ mỗi tối. Ngủ không đủ giấc cũng có thể gây ra chứng hưng phấn. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu tránh sử dụng quá nhiều caffeine.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng hưng cảm và hưng cảm nhẹ:
- Tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình: Chứng hưng cảm và hưng cảm nhẹ có thể được quản lý. Học cách nhận biết các yếu tố nguy cơ của rối loạn lưỡng cực để có kế hoạch phòng tránh chúng.
- Viết nhật ký theo tâm trạng: Bằng cách lập biểu đồ tâm trạng, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng rối loạn lượng cực. Sau đó, kèm với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn cũng có thể ngăn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nếu bạn biết cách phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của giai đoạn hưng cảm, bạn có thông báo để các bác sĩ giúp mình kiểm soát nó.
- Tiếp tục điều trị: Nếu bị rối loạn lưỡng cực, điều trị là chìa khóa của vấn đề. Thậm chí có thể là một ý kiến hay nếu gia đình bạn tham gia vào liệu pháp.
Hưng cảm và hưng cảm nhẹ cũng như chứng rối loạn lưỡng cực không thể điều trị triệt để được. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp nhằm bớt ảnh hưởng của tình trạng này. Duy trì các phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ, uống thuốc đúng giờ theo quy định và luôn giữ liên lạc với các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, cùng với sự trợ giúp của gia đình, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát và chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com