Hạ huyết áp tư thế đứng là tình trạng mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh phó giao cảm và giao cảm, đây là hai hệ thống điều khiển hoạt động của các cơ quan và không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng không ảnh hưởng đến tính mạng tuy nhiên kéo dài dễ làm giảm chất lượng sống, có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
1. Tìm hiểu chung về hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra khi chúng ta đứng lên ngồi xuống hoặc đứng - nằm, hạ huyết áp tư thế đứng có thể khiến chúng ta hoa mắt chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu.
Đây là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là người cao tuổi. Hiện tượng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây đến vài phút sau khi thay đổi tư thế, nếu kéo dài hơn thời gian trên cần đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
2. Những triệu chứng thường thấy ở người bị hạ huyết áp tư thế đứng
Cảm giác đặc trưng nhất là quay cuồng chóng mặt ngay sau khi đổi tư thế, bên cạnh đó có một số biểu hiện khác như:
- Tầm nhìn bị giảm xuống, nhìn mờ các sự vật xung quanh
- Ngất xỉu
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục,...
Nếu hạ huyết áp tư thế đứng chỉ xảy ra một vài lần và tần suất vô cùng nhỏ thì có thể bỏ qua. Nhưng nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì nên gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh của bản thân.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến tính trạng hạ huyết áp tư thế đứng
Khi con người đứng lên, quá trình tự nhiên sẽ là lực hấp dẫn gây ra dẫn máu xuống chân, điều này làm giảm huyết áp khi có ít máu lưu thông lại tim.
Nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tư thế có thể do:
- Mất nước: Sốt, nôn ói, tiêu chảy cấp, luyện tập quá sức đều là nguyên nhân chính dẫn đến mất nước. Khi có thể trong tình trạng này sẽ rất yếu có thẻ bị chóng mặt mệt mỏi.
- Vấn đề về tim mạch: Một số bệnh tim mạch có thể khiến bệnh nhân bị huyết áp thấp như: Nhịp tim chậm, các vấn đề về van tim, suy tim, đau tim,... Đây đều là những điều kiện thuận lợi gây nên tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng ngăn chặn tình trạng cơ thế có thể lưu thông đủ lượng máu.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh gửi tín hiệu điều hoà huyết áp.
- Rối loạn hệ thống thần kinh: Các hội chứng bệnh như Parkinson, Shy - Drager (teo hệ thống), Amyloidosis,... có thể phá vỡ hệ thống quy định huyết áp thông thường của cơ thể người.
4. Những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng
Mục tiêu trong việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng là để tìm ra nguyên nhân cơ bản, xác định và điều trị chính xác các cơ quan liên quan đến huyết áp thấp của cơ thể.
Một số biện pháp được sử dụng như sau:
- Giám sát huyết áp: So sánh huyết áp tư thế đứng và tư thế ngồi.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) hoặc một số tế bào máu có số lượng thấp (thiếu máu), đây là hai nguyên nhân đều có thể gây hạ huyết áp.
- Điện tâm đồ ECG: Đây là phương pháp kiểm tra không xâm lấn để phát hiện những bất thường trong cấu trúc tim hoặc nhịp đập của tim, ngoài ra còn kiểm tra những vấn đề liên quan đến cung cấp oxy và máu cho tim.
- Siêu âm tim: Phương pháp kiểm tra không xâm lấn cho thấy được hình ảnh chi tiết của cấu trúc và chức năng của tim.
- Stress thử nghiệm: Một số vấn đề về tim gây nên tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng có thể phát hiện trong quá trình làm việc. Có thể theo dõi bệnh nhân trong quá trình hoạt động như tập thể dục, chạy bộ,...
- Valsalva nghiệm pháp: Phương pháp kiểm tra không xâm lấn để xác định được các chức năng của hệ thần kinh tự trị bằng cách phân tích nhịp tim và huyết áp của một chu kỳ hít thở sâu.
- Huyết áp và ghi điện tâm đồ trong 24h: Đeo túi hơi trong 24 tiếng để tự động ghi chép lại giá trị của huyết áp, cạnh đó là trạng bị để đọc điện tâm đồ liên tục. tất cả dữ liệu và thông tin sẽ được ghi lại để có thể nắm bắt được cơn hạ huyết áp tư thế đứng liên tục.
Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh là biến pháp tốt để ngăn chặn nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế đứng. trong những trường hợp nặng có thể kết hợp tập thể dục, các bài tập chuyên trị hoặc sử dụng thuộc theo sự kê đơn của bác sĩ.
XEM THÊM