Điều trị bệnh vẩy nến cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn phổ biến, gây ra tình trạng kháng insulin và tăng sản xuất insulin làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

1. Cơ chế gây bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là bệnh da liễu, cơ chế gây bệnh là do tự miễn. Hiện nay, các loại thuốc chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh chứ không chữa trị dứt điểm được. Vì vậy, việc điều trị có xu hướng tiếp tục trong suốt cuộc đời người bệnh.

Ở những người bị bệnh vẩy nến, các tế bào da được thay thế quá nhanh.Thông thường, phải mất 3 tuần đến 4 tuần để phát triển các tế bào ở các lớp sâu hơn của da. Khi da trưởng thành, chúng từ từ nổi lên trên bề mặt. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến làm cho các tế bào da chưa trưởng thành tiếp cận bề mặt trong vòng chưa đầy 1 tuần, sau đó chúng chết đi và bong ra. Điều này dẫn đến các mảng da đỏ, ngứa.

2. Điều trị bệnh vẩy nến cho người mắc bệnh tiểu đường

2.1 Thay đổi lối sống

2.1.1 Giảm căng thẳng

Lo lắng không chỉ khiến làn da trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng lượng đường trong máu. Bạn có thể thử các bài tập thở sâu, thiền hoặc tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tình trạng căng thẳng.

2.1.2 Ăn uống lành mạnh

Một số thực phẩm như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và bệnh vẩy nến. Hạn chế ăn nhiều đường và uống rượu, vì sẽ khiến các triệu chứng của bệnh vẩy nến và tiểu đường trở nên tồi tệ hơn.

Để có một chế độ ăn uống khoa học hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng.

2.1.3 Kiểm soát cân nặng

Béo phì là một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh vẩy nến. Béo phì có thể dẫn đến sự gia tăng tình trạng viêm, bởi vì các tế bào mỡ tiết ra các cytokine gây viêm. Do vậy, theo dõi cân nặng thường xuyên và duy trì nó ở mức hợp lý giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến.

Đồng thời, nó cũng làm cho lượng đường trong máu của bạn dễ kiểm soát hơn. Ngoài bác sĩ điều trị chính cho bạn. Bạn nên gặp bác sĩ da liễu để chăm sóc da và bác sĩ nội tiết để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị viêm khớp vẩy nến, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa thấp khớp.

Đồng thời, tìm hiểu về các loại thuốc bạn đang dùng về tác dụng phụ cũng như thời gian sử dụng chúng. Bất cứ có câu hỏi thắc mắc nào, bạn cũng nên hỏi lại bác sĩ. Như vậy, trong quá trình điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.


Kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp hạn chế tiểu đường và tình trạng viêm
Kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp hạn chế tiểu đường và tình trạng viêm

2.2. Một số thuốc tiểu đường loại 2

Theo một đánh giá gần đây, một số người mắc bệnh vẩy nến đã dùng một loại thuốc gọi là sử dụng chất chủ vận thụ thể, peptid tương tự glucagon (GLP-1, Glucagon-like Peptide) dành cho bệnh tiểu đường và bất ngờ khi thuốc này có tác dụng cải thiện bệnh vẩy nến.

Các nhà nghiên cứu giải thích là: Một chuỗi peptide hoặc chuỗi axit amin có tác dụng làm tăng tiết insulin và chất chủ vận GLP-1 giúp kích hoạt quá trình này.

Chất chủ vận GLP-1 có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch bằng cách giảm viêm toàn thân. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chất chủ vận GLP-1 ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha). TNF-alpha là một cytokine hoặc protein liên quan đến viêm nhiễm vẩy nến. Nhiều phương pháp điều trị sinh học cho bệnh vẩy nến như: Enbrel (etanercept) và Humira (adalimumab) hoạt động bằng cách ngăn chặn TNF-alpha.

Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn.

2.3 Một số loại thuốc khác

  • Thuốc etanercept có thể kích hoạt hạ đường huyết (lượng đường trong máu rất thấp).
  • Một loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến phổ biến khác là methotrexate có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bác sĩ kê toa, bạn sẽ cần xét nghiệm máu trong một vài tháng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, medicalnewstoday.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe