Diamicron (Gliclazide) và những lưu ý khi sử dụng thuốc

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Dược sĩ Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Diamicron là một trong những loại thuốc dùng đường uống điều trị bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Diamicron chứa hoạt chất Gliclazide (thuộc nhóm sulfonylurea), làm giảm đường huyết bằng cách kích thích tiết insulin từ các tế bào bêta của đảo tuỵ.

1. Ai không nên sử dụng diamicron?

Không dùng Diamicron cho người

  • Quá mẫn cảm với gliclazide hoặc tá dược hoặc với sulfonylurea khác hoặc với sulfonamide khác.
  • Đái tháo đường tuýp 1, đặc biệt là đái tháo đường ở trẻ em, nhiễm toan, nhiễm ceton nặng, hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
  • Suy thận, suy gan nặng.
  • Dùng chung với miconazole.
  • Cho con bú.

Bệnh nhân suy thận chống chỉ định sử dụng thuốc Diamicron
Bệnh nhân suy thận chống chỉ định sử dụng thuốc Diamicron

Thận trọng khi dùng Diamicron cho các đối tượng sau:

2. Những lưu ý khi dùng Diamicron?

  • Hạ đường huyết dễ xảy ra khi chế độ ăn cung cấp ít năng lượng, sau khi gắng sức, uống rượu, hay dùng phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
  • Theo dõi đều đặn đường huyết và đường niệu.
  • Trong suốt thời gian mang thai, không nên sử dụng thuốc uống điều trị đái tháo đường. Cần phải chuyển ngay từ thuốc uống sang insulin nếu muốn có thai hay phát hiện đã có thai.
  • Không được cho con bú mẹ trong thời gian điều trị.

Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ không nên cho con bú
Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ không nên cho con bú

3. Tác dụng phụ khi dùng Diamicron và cách xử trí?

Hạ đường huyết, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón). Xử trí: Uống thuốc trong bữa ăn, trường hợp hạ đường huyết nặng: truyền tĩnh mạch glucose ưu trương.

Nổi ban ngoài da, niêm mạc, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng men gan, viêm gan. Xử trí: Ngừng uống thuốc.

4. Tương tác giữa Diamicron và các thuốc khác?

4.1 Tương tác gây hạ đường huyết

  • Phối hợp chống chỉ định: Miconazole (đường toàn thân, gel bôi miệng): Tăng tác dụng hạ đường huyết với nguy cơ gây hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê.
  • Phenylbutazone (đường toàn thân): Tăng tác dụng hạ đường huyết của các sulfamid (do giảm gắn kết của sulfamid với protein huyết tương và/hoặc giảm đào thải chất này).
  • Rượu: Tác dụng "antabuse". Tăng phản ứng hạ đường huyết (ức chế phản ứng bù trừ, có thể dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết).
  • Thuốc chẹn beta: Che khuất một vài triệu chứng của hạ đường huyết như đánh trống ngực và nhịp tim nhanh.
  • Fluconazole: Tăng thời gian bán hủy của sulfamid hạ đường huyết.
  • Thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril): Tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfamid hạ đường huyết.

4.2 Tương tác gây tăng đường huyết

  • Phối hợp khuyên không dùng: Danazol
  • Chlorpromazine (thuốc an thần kinh): Liều cao (100 mg/ngày) làm tăng đường huyết do làm giảm phóng thích insulin.
  • Glucocorticoid và tetracosactrin (đường toàn thân và tại chỗ): Tăng đường huyết đôi khi nhiễm ceton (do corticoid làm giảm dung nạp glucose).
  • Thuốc cường giao cảm beta 2 (ritodrine, salbutamol, terbutaline): làm tăng đường huyết.

Thuốc Diamicron có thể gây tăng đường huyết khi sử dụng với một số loại thuốc khác
Thuốc Diamicron có thể gây tăng đường huyết khi sử dụng với một số loại thuốc khác

4.3 Tương tác gây rối loạn đường huyết

  • Fluoroquinolon: Sử dụng đồng thời Glilazide (Diamicron) và Fluoroquinolon có nguy cơ gây rối loạn đường huyết.
  • Warfarin: Dùng đồng thời Diamicron và Warfarin dẫn đến nguy cơ chống đông máu.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe