Cội nguồn của rối loạn hoảng sợ

Hiện nay rối loạn hoảng sợ được công nhận là một tình trạng y tế và cần được cộng đồng quan tâm. Đây là một chứng bệnh mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp với tỷ lệ khá phổ biến lên đến 1.6% dân số. Vậy người hay bị hoảng sợ làm thế nào để thoát khỏi sự ám ảnh của các cơn hoảng sợ cũng như đâu là cội nguồn của rối loạn hoảng sợ?

1. Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là sự tấn công đột ngột của sự sợ hãi mãnh liệt, người bệnh cảm thấy hay bị hoảng sợ điều gì đó, tâm trạng sợ hãi cực độ cùng với những phản ứng dữ dội của cơ thể, người bệnh nghĩ rằng mình sắp chết, đau tim hoặc phát điên. Các cơn hoảng sợ thường diễn ra từ 15-20 phút, tuy nhiên có những trường hợp kéo dài đến 1 giờ đồng hồ. Mặc dù trong suốt cuộc đời mỗi người đều trải qua một vài cơn hoảng sợ nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hoảng sợ. Chúng gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Người bệnh có thể sợ hãi tiếp xúc với những người xung quanh, trầm cảm, có suy nghĩ tự tử, lạm dụng chất kích thích để quên đi cơn hoảng sợ

Chưa có công bố chính thức nào về nguyên nhân thực sự gây ra các cơn hoảng sợ, các chuyên gia y khoa cho rằng rối loạn hoảng sợ có mối liên quan nhất định đến di truyền học và tình trạng stress. Ngoài ra một vài nghiên cứu có chỉ ra sự lo sợ có mối liên quan nhất định đến các vùng của não bộ, đặc biệt là các dẫn truyền thần kinh như serotoninepinephrine có một vai trò nhất định trong việc gây ra các cơn hoảng sợ.

Một vài yếu tố sau cũng là nguy cơ gây ra rối loạn hoảng sợ:

  • Người bệnh trải qua những chấn thương tâm lý như bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp, chứng kiến tai nạn...
  • Có những biến cố, thay đổi trong cuộc đời
  • Chứng kiến người thân chết đi hoặc bệnh tật
  • Căng thẳng quá độ
  • Cố ý hoặc vô ý giết người khiến tâm lý bị ảnh hưởng hay bị hoảng sợ.

Người bệnh rối loạn hoảng sợ có thể có dấu hiệu trầm cảm
Người bệnh rối loạn hoảng sợ có thể có dấu hiệu trầm cảm

2. Các triệu chứng thường gặp ở người hay bị hoảng sợ

Những người bị rối loạn hoảng sợ thường có các triệu chứng như sau:

  • Bồn chồn, lo lắng
  • Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng
  • Có cảm giác đau ngực hoặc đau dạ dày
  • Chóng mặt, thở gấp hoặc khó thở
  • Toàn thân toát mồ hôi lạnh
  • Lúc nào cũng có cảm giác những chuyện tồi tệ sẽ xảy ra, cảm thấy lo lắng thậm chí là tuyệt vọng
  • Nói nhanh hơn so với bình thường
  • Bồn chồn không đứng yên được một chỗ, tay siết chặt, đôi khi còn co ro, run rẩy.

Nếu cảm thấy hay gặp các cơn hoảng sợ và có những dấu hiệu như trên, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra hoặc xét nghiệm để đánh giá tình trạng của bệnh nhân như khám lâm sàng, xét nghiệm máu, điện tâm đồ và các đánh giá tâm lý liên quan.


Lo âu là một triệu chứng của người hay bị hoảng sợ
Lo âu là một triệu chứng của người hay bị hoảng sợ

3. Rối loạn hoảng sợ có điều trị được không?

3.1 Điều trị rối loạn hoảng sợ bằng thuốc

Điều trị rối loạn hoảng sợ là điều cần thiết, nó giúp người bệnh hạn chế được diễn tiến của bệnh, giúp bệnh nhân ổn định tâm thần, cân bằng lại cuộc sống. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị các cơn hoảng sợ. Điều trị bằng thuốc không giúp bệnh nhân hết cơn hoảng sợ ngay lập tức, thông thường phải mất từ 4-12 tuần bệnh nhân mới cắt cơn hoàn toàn. Nhìn chung đa phần người bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài từ 6 tháng và giảm liều lượng xuống một nửa trong vòng 30 tháng. Đôi khi có những bệnh nhân được chỉ định phải sử dụng thuốc trong suốt cuộc đời. Sau đây là những loại thuốc thường được kê trong điều trị rối loạn hoảng sợ


Thuốc có thể được chỉ định trong điều trị rối loạn hoảng sợ
Thuốc có thể được chỉ định trong điều trị rối loạn hoảng sợ

3.2 Điều trị rối loạn hoảng sợ bằng liệu pháp tâm lý

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân rối loạn hoảng sợ sẽ được trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành trị liệu cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về các cơn hoảng sợ và cách làm thế nào để vượt qua chúng. Điều trị tâm lý bao gồm hai liệu pháp:

Liệu pháp động thái tâm lý: Đây là phương pháp điều trị phải kết hợp sử dụng thuốc, bệnh nhân thực hiện điều trị 2 lần một tuần và ít nhất trong vòng ba tháng.

Liệu pháp nhận thức, hành vi: Đây là liệu pháp giúp bệnh nhân đối mặt với cơn hoảng sợ và học cách khắc phục chúng. Có đến 80% bệnh nhân hay bị hoảng sợ hết cơn sau 12 tuần và 90% bệnh nhân hoàn toàn hết cơn hoảng sợ sau 1 năm điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể điều trị rối loạn hoảng sợ bằng cách thư giãn như hít thở sâu, tập yoga, thiền. Các nghiên cứu chỉ ra việc thư giãn này có tác dụng gần với điều trị tâm lý liệu pháp hành vi. Bổ sung inositol qua đường uống, loại thuốc này có ảnh hưởng đến serotonin và giúp người bệnh giảm tần suất và mức độ của các cơn hoảng loạn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe