Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh Parkinson

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ - Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh Parkinson là rối loạn hệ thống thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến khả năng vận động. Các triệu chứng bắt đầu dần dần, đôi khi bắt đầu bằng một cơn run ở một tay nhưng hầu như không đáng chú ý.

1. Triệu chứng của bệnh Parkinson

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parkinson có thể khác nhau đối với từng người. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể và càng trở nên nặng hơn ở bên đó, ngay cả sau khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng của Parkinson có thể bao gồm:

  • Run: Người bệnh thường bắt đầu run ở một chi, thường là bàn tay hoặc ngón tay. Run có thể xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Tốc độ thực hiện các động tác chậm (bradykinesia). Theo thời gian, bệnh Parkinson có thể làm chậm chuyển động khiến hoạt động đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian. Bước đi của người bệnh có thể trở nên ngắn hơn khi đi bộ, khó ngồi dậy khỏi ghế.
  • Cứng cơ: Cứng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể và khi cơ cứng có thể gây đau và hạn chế phạm vi chuyển động của người bệnh.
  • Tư thế xấu và mất thăng bằng. Người bệnh có tư thế khom lưng hoặc có thể gặp vấn đề về thăng bằng do bệnh Parkinson.
  • Mất các vận động tự động (automatic movements). Bạn có thể bị giảm khả năng thực hiện các động tác vô thức như chớp mắt, mỉm cười hoặc vung tay khi đi bộ.
  • Khả năng nói bị thay đổi. Người bệnh có thể nói nhẹ nhàng, nói nhanh, phát âm không rõ hoặc do dự trước khi nói.
  • Khả năng viết bị thay đổi. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong khi viết.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh Parkinson với triệu chứng run tay
Dấu hiệu nhận biết của bệnh Parkinson với triệu chứng run tay

2. Chụp cộng hưởng từ có an toàn cho người bệnh Parkinson không?

Chụp cộng hưởng từ rất an toàn cho người mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nếu người bệnh có cấy điện cực vào não (deep brain stimulator) để điều trị bệnh Parkinson, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ trước khi chụp MRI vì thiết bị này có thể cần phải tắt.

Một số điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả chụp MRI như:

  • Máy trợ tim
  • Đặt clip trong phình động mạch não (Cerebral aneurysm clip)
  • Cấy kích thích thần kinh,
  • Kim loại trong mắt hoặc hốc mắt
  • Cấy ốc tai cho người khiếm thính
  • Cấy ghép thanh giúp ổn định cột sống
  • Bệnh phổi nặng (như viêm khí quản hoặc hội chứng loạn sản phế quản phổi)
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Cân nặng hơn 300 pounds
  • Không thể nằm ngửa trong 30 đến 60 phút
  • Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia)

3. Người bệnh nên chuẩn bị gì khi chụp cộng hưởng từ?

  • Các vật dụng cá nhân như đồng hồ, ví, bao gồm thẻ tín dụng có dải từ (do thẻ có thể bị hỏng khi có nam châm) và đồ trang sức nên được để ở nhà nếu có thể, hoặc tháo ra trước khi quét chụp.
  • Mỗi người bệnh có thể mất tới 1 tiếng rưỡi để hoàn thành chụp MRI. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, quy trình này mất khoảng 20 đến 60 phút để chụp được vài chục hình ảnh.

Quá trình chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài lên đến hơn 1 tiếng đồng hồ
Quá trình chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài lên đến hơn 1 tiếng đồng hồ
  • Khi bắt đầu, người bệnh sẽ nghe thấy thiết bị tạo ra nhiều âm thanh đập, vang và bóp nghẹt sẽ kéo dài trong vài phút. Một số người bệnh khi chụp MRI cần phải sử dụng thêm chất tương phản từ nhằm giúp bác sĩ nhìn rõ rõ hơn cấu trúc giải phẫu của một số cơ quan.
  • Sau khi chụp xong, người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động hằng ngày và ăn uống bình thường ngay lập tức.

4. Chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh Parkinson

Hiện nay, không có xét nghiệm hay kỹ thuật chẩn đoán nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh Parkinson. Điều trị bệnh Parkinson dựa trên tiền sử bệnh tật, đánh giá các dấu hiệu, triệu chứng và khám thần kinh, thể chất. Bác sĩ có thể chỉ định

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT, siêu âm não và chụp PET cũng có thể được sử dụng nhưng để giúp bác sĩ loại trừ các bệnh lý hay rối loạn khác. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường không có nhiều hữu ích để chẩn đoán bệnh Parkinson.

Ngoài việc khám, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng Levodopa (L-dopa) đây là thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson. Bác sĩ sẽ sử dụng liều thấp nhưng đủ để giúp người bệnh giảm triệu chứng.


Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị

Các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tái khám định kỳ tại khoa thần kinh để đánh giá tình trạng và triệu chứng thay đổi theo thời gian hay không và chẩn đoán bệnh Parkinson.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent, mang đến những ưu điểm vượt trội.

  • An toàn bậc nhất bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia xạ.
  • Chụp MRI với công nghệ Silent đặc biệt đối với trường hợp người bệnh là người già và trẻ em, người có sức khỏe yếu, người bệnh đang phẫu thuật.
  • Chất lượng hình ảnh cao, cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện, không bỏ sót các tổn thương dù nhỏ nhất tại các cơ quan.
  • Chụp MRI tại Vinmec có thể chụp tái tạo mạch máu 3 chiều không cần tiêm thuốc đối quang từ, có thể chụp tái tạo và xử lý các xảo nhiễu chuyển động của bệnh nhân.

Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ có 09 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh. Bác sĩ Vỹ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, được đào tạo và tham gia nhiều khóa học về chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chính Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện đang công tác tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe