Chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sàng lọc dị tật thai nhi là một trong những kiểm tra quan trọng mà phụ nữ có thai cần thực hiện. Sau khi thực hiện các phương pháp như xét nghiệm Double Test và Triple Test cho kết quả có nguy cơ cao thì thai phụ sẽ được chỉ định chọc ối để tăng độ chính xác.

1. Chọc ối là gì?

Nước ối là phần nước bao quanh thai nhi trong tử cung của người mẹ. Trong nước ối có chứa một số tế bào của thai nhi nên có thể xác định nhiễm sắc thể.

Chọc ối là một trong những kỹ thuật xét nghiệm tiền sản. Bác sĩ sẽ dùng kim để rút một lượng nước ối nhất định từ bên trong tử cung của thai phụ thông qua thành bụng. Quá trình này được thực hiện qua hướng dẫn siêu âm để đảm bảo an toàn. Dịch ối sau khi thu được sẽ được chuyển đi phân tích về di truyền.

Chọc ối thường được chỉ định sau tuần thứ 16 của thai kỳ. Đây là khoảng thời gian phù hợp để tử cung có đủ nước ối, có thể lấy đi một lượng nước ối nhật định mà không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.


Chọc ối thường được chỉ định thực hiện sau tuần thứ 15 của thai kỳ
Chọc ối thường được chỉ định thực hiện sau tuần thứ 15 của thai kỳ

2. Những trường hợp chỉ định chọc ối

Chọc ối không phải là một trong những xét nghiệm thường kỳ của thai phụ. Chỉ một số trường hợp nghi ngờ em bé có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh mới được chỉ định chọc ối. Nên cân nhắc kỹ lưỡng về tình trạng của em bé trước và sau khi chọc ối.

Các trường hợp được chỉ định chọc ối khác bao gồm:

3. Vai trò của siêu âm trong chọc ối

Để lấy được nước ối, bác sĩ sẽ chọc một kim nhỏ vào trong tử cung. Nước ối bao bọc xung quanh em bé, do đó, kỹ thuật chọc ối cần thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để giúp bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác vị trí kim, đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi.


Siêu âm giúp chọc ối không ảnh hưởng đến thai nhi
Siêu âm giúp chọc ối không ảnh hưởng đến thai nhi

4. Quy trình chọc ối dưới hướng dẫn siêu âm

  • Bác sĩ giải thích cho người bệnh về các dấu hiệu nghi ngờ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đưa ra lý do và mục đích tiến hành chọc ối
  • Bác sĩ xem xét khả năng an toàn, chỉ định, chống chỉ định
  • Trước khi tiến hành chọc ối, bệnh nhân cần nhịn tiểu để căng bàng quang
  • Quá trình chọc ối được thực hiện trong phòng thủ thuật
  • Người làm thủ thuật cần đảm bảo an toàn: đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng, đeo găng tay, mặc quần áo vô khuẩn
  • Sát khuẩn vị trí dự định chọc kim
  • Gây tê tại chỗ
  • Chọc kim vào tử cung qua hướng dẫn siêu âm
  • Rút khoảng 10ml dịch ối hoặc hơn tùy theo chỉ định xét nghiệm phân tích
  • Dịch ối được chuyển đến phòng thí nghiệm
  • Băng ép nhẹ vùng chọc
  • Kết thúc thủ thuật
  • Bác sĩ hướng dẫn thai phụ nghỉ ngơi, theo dõi các dấu hiệu bất thường

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe