Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Mai - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, đa xơ cứng... không được điều trị tốt có thể biến chứng. Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện các biện pháp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển bệnh.
1. Thế nào là bệnh tự miễn?
Bệnh tự miễn là tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ quan này hoạt động quá mức và sản sinh kháng thể chống lại các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh tự miễn là một chủ đề đang được nghiên cứu nhiều hiện nay, đặc biệt khi số người mắc bệnh tự miễn ngày càng gia tăng, nhất là sau dịch bệnh COVID-19.
Các bệnh tự miễn thường gặp là:
- Bệnh vảy nến: Liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Trong bệnh vảy nến, các tế bào lympho T nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh ở da và khớp là kẻ thù và tấn công làm chúng bị thương. Cho đến nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Mục tiêu điều trị là giảm viêm và kiểm soát tăng sinh tế bào da, giúp ngăn ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh.
- Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra khi cơ thể tạo ra các kháng thể gắn kết với niêm mạc của khớp, các kháng thể này tấn công vào khớp gây viêm, sưng và đau khớp. Nếu viêm khớp dạng thấp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn.
- Bệnh lupus ban đỏ: Người bệnh lupus ban đỏ phát triển các kháng thể tự miễn và gắn vào khắp các mô trong cơ thể: khớp, phổi, thận, tế bào máu, hệ thần kinh, mạch máu là những nơi thường bị ảnh hưởng nhất. Lupus ban đỏ được điều trị tùy theo mức độ bệnh, chủ yếu là thuốc chống viêm steroid, thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh viêm ruột mạn tính (IBD): Xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công niêm mạc ruột, gây ra từng đợt tiêu chảy, đi ngoài phân lẫn máu, đau bụng, sốt, giảm cân, thiếu máu. Hai dạng chính của bệnh viêm ruột mạn tính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
- Đa xơ cứng (MS): Xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào thần kinh, gây đau, yếu, co thắt cơ, động tác kém và giảm hoặc mất thị lực. Có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị chứng đa xơ cứng.
- Đái tháo đường týp 1: Xảy ra khi các kháng thể tấn công và tiêu diệt tế bào sản xuất insulin của tụy dẫn tới suy giảm lượng Insulin trong máu. Ở người trẻ tuổi mắc đái tháo đường týp 1 cần tiêm insulin để điều trị suốt đời.
2. Các nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn
Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là do sự kết hợp của các yếu tố gen và môi trường bên ngoài như:
- Ô nhiễm môi trường: Bệnh tự miễn trở nên nghiêm trọng hơn khi sống trong môi trường bị ô nhiễm. Các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, thủy ngân,... có thể tác động xấu đến hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, bệnh tự miễn xảy ra do các mô trong cơ thể bị biến đổi bởi hóa chất khiến hệ miễn dịch không nhận ra được và tấn công vào.
- Nhiễm vi rút, vi khuẩn: Là nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,... Cơ chế xảy ra do cấu trúc của vi rút và vi khuẩn giống một số mô trong cơ thể, vì vậy khi hệ miễn dịch tấn công các mầm bệnh đồng thời tấn công các mô cơ quan lành của cơ thể.
- Hội chứng rò ruột: Khi niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn tới hàng rào do niêm mạc miệng và mạch máu bị phá vỡ. Các phân tử thức ăn lớn sẽ có cơ hội đi vào máu và tạo đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
- Thiếu vitamin D: vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ chống lại ung thư, ngăn chặn sự gắn kết của các thành phần chống lại hệ miễn dịch.
3. Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cây sói rừng giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh tự miễn hiệu quả
Các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ... khởi phát do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, nguyên nhân khởi đầu là do bất thường của hệ miễn dịch, gây ra tình trạng tự miễn. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh tự miễn. Mặt khác, dùng thuốc nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận...
Vì vậy, xu hướng hiện nay là dùng thuốc tây y kết hợp với sản phẩm thảo dược chứa cây sói rừng, thổ phục linh, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,... để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn, đảm bảo an toàn sức khỏe tổng thể. Trong đó, thành phần Sói rừng đã được nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả tăng cường miễn dịch thông qua cơ chế làm tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh (Theo kết quả nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc).
Sản phẩm thảo dược chứa cây sói rừng kể trên còn giúp điều hòa miễn dịch, chống viêm thực vật, tác động tốt đến các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ,... một cách toàn diện, cải thiện các triệu chứng ngứa, bong vảy, ban đỏ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Mặt khác, khi kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc, quang trị liệu, tăng hiệu quả điều trị.
4. Chăm sóc tại nhà giúp tăng cường miễn dịch cho người mắc bệnh tự miễn
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị thì người mắc bệnh tự miễn có thể áp dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể đủ sức khỏe chống lại bệnh tật sau đây:
- Có một lối sống lành mạnh: Tránh xa các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như ngủ không đủ giấc, ngủ ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, hoạt động quá sức khỏe, nghiện game.... Sắp xếp hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi, học tập, lao động giúp cơ thể xây dựng được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thực hiện các thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục, sống tích cực, tránh xa căng thẳng, thái độ lạc quan, vui vẻ,... sẽ giúp tăng sức đề kháng, giúp giảm thiểu biến chứng của bệnh tự miễn.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối: Bổ sung các loại thực phẩm chống viêm có chứa protein, rau củ, trái cây, chất béo tốt (dầu oliu, acid omega-3,...). Hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa, omega-6, tinh bột, đường. Ăn nhiều chất xơ trong rau củ quả và bổ sung thêm men vi sinh giúp bảo vệ tốt sức khỏe đường ruột.
- Giảm stress: Căng thẳng trong thời gian dài gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, làm suy yếu hệ miễn dịch, kéo theo một loạt các bệnh lý khác. Vì vậy, cần dành thời gian thư giãn và giữ cho tinh thần thoải mái, làm những điều mình thích sẽ giúp tăng cường miễn dịch và tránh xa bệnh tật.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc tố như thủy ngân, thuốc trừ sâu, uranium,...
- Phòng tránh nhiễm trùng bằng cách ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên.
- Duy trì cân nặng hợp lý
Tăng cường miễn dịch giúp đem lại hiệu quả cải thiện tốt cho người bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến). Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh tự miễn nên dùng thêm sản phẩm có thành phần chính Sói rừng kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM MIỄN KHANG
Dùng cho người bị vảy nến, lupus ban đỏ do tự miễn
- Giúp tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng ngứa, bong vảy do bệnh tự miễn.
BV Da liễu Trung ương chứng minh Kim Miễn Khang giúp: 80,5% người mắc vảy nến sạch tổn thương (viêm ngứa, dày sừng, bong tróc da), giảm mức độ vảy nến từ nặng sang nhẹ mà không gặp tác dụng phụ.(*)
Thành phần: Cao Sói rừng, cao Nhàu, cao Bạch thược, cao Hoàng bá, cao Thổ phục linh, L-Carnitine fumarate, chiết xuất Nhũ hương, Boron.
Đối tượng dùng: Người bị bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến.
Tiếp thị và phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY
(XNQC: 1077/2020/ATTP-XNQC)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
(*) Kết quả nghiên cứu công bố trong bài viết của nhóm Bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Da liễu TW đăng trên Tạp chí Y học Thực hành (925) số 7/2014