Các nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng

Vảy nến phấn hồng là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh ngoài da khác.

1. Bệnh vảy nến phấn hồng

Bệnh vảy nến phấn hồng hay còn gọi là vảy phấn hồng gibert, được bác sĩ Gibert mô tả năm 1860 là bệnh da cấp tính, lành tính và có thể tự khỏi. Vảy nến hồng thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi vị thành niên. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh thường bắt đầu bằng sự xuất hiện một đốm hồng ban tróc vảy to ở vùng bụng, ngực hoặc lưng, sau đó lan rộng ra cơ thể. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khoảng 2,5 - 5cm. Chúng thường có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ, có vảy xung quanh.

Đa số bệnh nhân bị vảy nến phấn hồng không có triệu chứng. Một số có thể bị ngứa nhẹ khi phát ban. Ngoài ra, những triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

Bệnh vảy nến phấn hồng có thể tự khỏi sau 2 đến 8 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh có thể kéo dài lâu hơn tùy vào cơ địa mỗi người. Tỷ lệ tái phát lại chiếm khoảng 2%. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu. Bệnh vảy nến phấn hồng không phải là một bệnh truyền nhiễm.


Mệt mỏi, nhức đầu là triệu chứng có thể gặp khi bị vảy nến phấn hồng
Mệt mỏi, nhức đầu là triệu chứng có thể gặp khi bị vảy nến phấn hồng

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng. Có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của sự bội nhiễm ở một vài chủng virus herpes như HHV6, HHV7. Bệnh nhân thường được khuyến cáo đi khám nếu có xuất hiện những triệu chứng đặc biệt sau:

  • Xuất hiện trên vùng bụng, lưng, ngực những nốt đốm hồng ban rộng, tróc vảy.
  • Xuất hiện thêm nhiều nốt ban hồng vùng lưng, ngực, bụng và có thể lan ra mặt, các chi.

Bệnh vảy nến phấn hồng thường gây khó chịu cho người bệnh và dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh ngoài da khác. Do đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc bôi da mà cần được hướng dẫn xử trí đúng cách khi có sang thương hồng ban tróc vảy.

3. Điều trị và dự phòng


Bệnh vảy nến phấn hồng có thể tự khỏi sau 2-8 tuần
Bệnh vảy nến phấn hồng có thể tự khỏi sau 2-8 tuần

Bệnh vảy nến phấn hồng có thể tự khỏi sau 2-8 tuần. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kem bôi da để làm dịu các kích ứng như hydrocortisone, hoặc histamin để giảm ngứa.

Ngoài ra, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm. Có thể sử dụng các sản phẩm sữa tắm là từ bột yến mạch. Phơi nắng lúc sáng sớm vừa phải có thể làm cho bệnh thuyên giảm.

Tóm lại, bệnh vảy nến phấn hồng là một bệnh ngoài da thường gặp đặc biệt ở trẻ nhỏ và lứa tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây bệnh chính xác đến giờ vẫn chưa được xác định rõ, và bệnh thường dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác. Bệnh có thể tự khỏi sau 2-8 tuần. Tuy nhiên, nếu không được xử trí đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh hãy đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và xử trí đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe