Các giác quan ảnh hưởng thế nào đến những gì bạn ăn?

Nhiều người trong chúng ta đã có trải nghiệm vị giác bất ngờ và thú vị theo những cách khác nhau để nâng cao các giác quan là khứu giác, cảm giác, vị giác, thị giác và thính giác. Vậy, các giác quan ảnh hưởng thế nào đến những gì bạn ăn? Hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa các giác quan của con người với các món ăn.

1. Các giác quan ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm như thế nào?

Ai cũng biết rằng, cách trình bày món ăn đóng một vai trò rất lớn trong cách chúng ta nếm thử món ăn đó. Cách trình bày tổng thể của món ăn là một phần quan trọng của trải nghiệm ăn uống hay còn chúng ta thường gọi là “ăn bằng mắt”. Kết cấu của thực phẩm cũng rất quan trọng khi ăn. Chúng ta ăn gì hoặc ăn bao nhiêu không chỉ được quyết định bởi vị giác của mỗi người.

Thông thường, chúng ta có xu hướng tập trung vào sự kết hợp của 5 chỉ số hương vị chính: Ngọt, Mặn, Chua, Đắng và Umami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “vị ngon” hoặc “vị ngọt từ thịt”). Tất cả các giác quan của chúng ta đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau trong việc lựa chọn bữa ăn.

1.1. Mùi vị của thức ăn (Vị giác và khứu giác)

Vị giác và khứu giác là một trong những liên kết giác quan mạnh mẽ nhất mà chúng ta có. Trên thực tế, mùi là một phần quan trọng trong cách chúng ta nhận biết hương vị. Người ta đã dự đoán rằng, con người có thể ngửi thấy từ 1.000 đến 4.000 mùi được phân loại, đó là mùi trái cây, hương hoa, vị cay, mùi khét, mùi nhựa và mùi thối.

Nghiên cứu cho thấy, mùi có khả năng ngăn chặn vị chua hoặc làm phong phú thêm vị ngọt. Mối liên hệ này giải thích tại sao những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc có vấn đề về xoang có xu hướng tạm thời mất khả năng nếm vị.

Uống rượu làm giảm ảnh hưởng của khứu giác vì nó thay đổi cách não bộ cảm nhận biết mùi thơm của thức ăn. Đặc biệt, nó làm cho mọi thứ có mùi thơm ngon hơn. Đó là lý do tại sao mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn khi uống rượu, bia hay các chất kích thích khác.


Vị giác và khứu giác là một trong những liên kết giác quan mạnh mẽ nhất mà chúng ta có.
Vị giác và khứu giác là một trong những liên kết giác quan mạnh mẽ nhất mà chúng ta có.

1.2. Âm thanh (Thính giác)

Các âm thanh nhất định có thể làm thay đổi cảm nhận của con người về thực phẩm. Gần đây, các nhà nghiên cứu muốn xác định xem liệu có mối quan hệ giữa thính giác và vị giác hay không. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc nền có liên quan đến "kem" khiến mọi người cảm nhận socola là "kem" nhiều hơn.

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện để chỉ ra rằng, nhận thức vị giác bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự khác biệt về âm thanh mà thức ăn tạo ra khi được tiêu thụ. Sau khi ăn khoai tây chiên, những người tham gia được hướng dẫn hoàn thành bảng câu hỏi về độ tươi của khoai tây chiên. Điều thú vị là kết quả cho thấy, những người ăn với tiếng ồn tăng lên thì đánh giá khoai tươi nhiều hơn.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, chúng ta phải lịch sự ngậm miệng khi ăn. Tuy nhiên, đây là một thông tin đáng ngạc nhiên: Âm thanh của tiếng nhai đó có thể giúp ích cho mọi người. Người ta lưu ý rằng, mọi người có khả năng ăn ít hơn nếu họ ý thức hơn về âm thanh mà thức ăn tạo ra khi họ đang ăn.

1.3. Cảm nhận (Xúc giác)

Khi nói đến xúc giác, một giác quan phát triển từ thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc khiến chúng ta sẵn sàng ăn một loại trái cây hoặc rau quả nhất định. Các hoạt động dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo liên quan đến việc chạm vào trái cây và rau quả có tỉ lệ thuận với việc nếm các món được cung cấp. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nhiều khả năng chấp nhận rau hơn nếu chúng có thể cảm nhận được món ăn đó trước khi tiêu thụ.

Việc cảm nhận món ăn là điều vô cùng quan trọng nhưng thật không may, hầu hết mọi người có xu hướng ngấu nghiến những thức ăn trong bát của họ quá nhanh mà không cảm nhận được chính xác kết cấu của món ăn đó. Mọi người nên nhai thức ăn kỹ hơn, bởi điều này không chỉ giúp bạn cảm nhận chính xác món ăn đó mà sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Nhai không đúng cách cũng hạn chế việc hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng vì thức ăn không được phân hủy đủ để hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Vì vậy, một bát cơm tuy có nhiều thức ăn nhưng cũng sẽ không tốt cho sức khỏe nếu chúng ta chỉ nhai 2 lần mỗi miếng.


Việc cảm nhận thức ăn là rất quan trọng.
Việc cảm nhận thức ăn là rất quan trọng.

1.4. Nhìn ngắm thức ăn (Thị giác)

Về thị giác, người ta cho rằng, sự phổ biến của việc chia sẻ hình ảnh thức ăn qua mạng xã hội làm tăng khả năng tiếp xúc với thức ăn, do đó, dẫn đến tăng lượng calo tiêu thụ.

Chúng ta thường hay nghe ông bà hoặc cha mẹ nói rằng “no bụng đói con mắt”. Khoa học định nghĩa đây là phản ứng sinh lý, hành vi và phản ứng thần kinh do bị kích thích bởi hình ảnh thức ăn. Mặc dù nghiên cứu này có xu hướng tập trung vào thực phẩm giàu calo nhưng việc nhìn thấy những hình ảnh thức ăn lành mạnh cũng có thể giúp khuyến khích kích thích người ta sử dụng những món ăn “healthy” hơn.

Màu sắc là một phần quan trọng liên quan đến thị giác và ăn uống. Người ta nhận thấy rằng, màu đỏ trên đồ dùng có liên quan đến việc giảm lượng ăn vào so với màu xanh và trắng. Bao bì cũng có một vai trò quan trọng trong việc liên quan đến thị giác và ăn uống. Ở một nghiên cứu kiểm tra sự khác biệt trong phản ứng cảm xúc với chất làm ngọt, người ta xác định rằng, khi được đưa cho một gói chất làm ngọt có nhãn hiệu và bao bì thì sự hài lòng sẽ tăng lên.

Thị giác thực sự có tác động lớn đến lựa chọn ăn uống của ta. Ví dụ: Thìa và bát lớn hơn thường dẫn đến ăn nhiều hơn, hiệu ứng này là một phần trong chế độ ăn kiêng nổi tiếng khi đĩa lớn hơn khiến khẩu phần thức ăn trông có vẻ ít hơn, khiến mọi người đánh giá sai số lượng thức ăn họ đang ăn. Trong khi đó, sử dụng đĩa nhỏ hơn sẽ khiến họ cảm thấy lượng thức ăn như vậy đã là đủ.

Hình dạng của thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác của con người. Một nghiên cứu đã cho thấy, mọi người đánh giá củ cải đường hình cầu ngọt hơn củ cải đường cắt thành hình tam giác. Điều quan trọng là bạn phải đồng bộ các giác quan để khai thác tối đa lợi ích từ những gì bạn ăn. Chúng ta cần giảm tốc độ trong khi ăn và tập trung xem xét cảm giác, mùi, âm thanh và hình thức của thức ăn để có những cảm nhận tốt hơn.

2. Các giác quan ảnh hưởng như thế nào đến vị của thức ăn?

Tại sao đôi khi, thức ăn lại ngon hơn hoặc tệ hơn chúng ta đã nghĩ? Chúng ta biết rằng nếm là một trải nghiệm đa giác quan nhưng nghiên cứu cho thấy, vị giác của chúng ta thực sự có thể bị đánh lừa bởi các giác quan khác. Vậy, những giác quan nào ảnh hưởng đến khẩu vị thức ăn của chúng ta?

2.1. Thính giác

Nghe nhạc trong khi ăn có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nếm thức ăn. Một nghiên cứu của Giáo sư Oxford - Charles Spence - đã chỉ ra rằng, việc nghe những bản nhạc khác nhau trong khi thưởng thức sôcôla ảnh hưởng như thế nào đến hương vị của nó. Những người nghe nhạc buồn trong khi nếm thấy sôcôla có vị đắng hơn, trong khi cùng một loại sôcôla đó lại có vị ngọt hơn đối với những người nghe loại nhạc vui vẻ. Do đó, hãy lựa chọn những âm thanh cho bữa ăn/bữa tiệc của chúng ta một cách cẩn thận.


Socola có vị khác nhau khi chúng ta nghe những loại nhạc khác nhau (Theo một nghiên cứu).
Socola có vị khác nhau khi chúng ta nghe những loại nhạc khác nhau (Theo một nghiên cứu).

2.2. Thị giác

Sự ảnh hưởng của màu sắc lên thực phẩm thực sự rất lớn. Ví dụ, màu đỏ có liên quan đến hương vị trái cây. Nó ảnh hưởng nhiều đến nỗi những người nấu rượu đã thực sự bị lừa khi họ cảm nhận được hương vị thường thấy trong rượu vang đỏ ở một loại rượu vang trắng đã được nhuộm thành màu đỏ. Khi nói đến sôcôla, người ta lưu ý rằng, màu cam là một gam màu bổ sung hiệu quả. Nghiên cứu của Giáo sư Spence đã chỉ ra rằng, uống socola nóng từ cốc màu cam đã cải thiện nhận thức về vị giác. Không chỉ màu sắc mà hình thức chung của thực phẩm cũng có thể làm cho nó hấp dẫn hơn. Ví dụ như sôcôla có độ bóng sáng cao hấp dẫn hơn nhiều so với sôcôla có lớp bên ngoài xỉn màu.

2.3. Mùi

Mùi liên quan trực tiếp đến mùi vị của thực phẩm vì hương vị của mỗi thực phẩm được tạo thành từ sự kết hợp của các vị và mùi khác nhau. Một trong những lý do khiến chúng ta thưởng thức sôcôla là mùi hương dễ chịu của nó, có thể gợi lên ký ức về những khoảng thời gian thú vị như thú vui thời thơ ấu hoặc các kỳ nghỉ. Tuy nhiên, mùi thức ăn không phải là cách duy nhất mà mũi của chúng ta có thể nâng cao trải nghiệm về chúng. Một nghiên cứu của Đại học Utrecht đã chỉ ra rằng, chúng ta thực sự có thể cảm nhận được niềm vui của người khác thông qua pheromone, một hoạt chất hóa học trong cơ thể có khả năng thay đổi hành vi của đồng loại. Nếu bạn đi ăn cùng ai đó thì rất dễ có khả năng là bạn cũng sẽ thưởng thức món ăn giống của họ. Vì vậy, hãy thưởng thức những món ăn ngon cùng với một người bạn yêu thích của mình để nâng cao trải nghiệm ăn uống.

2.4. Xúc giác

Vật liệu sang trọng được biết là có tác động tích cực đến việc thưởng thức đồ ăn của chúng ta. Ví dụ, trong các thử nghiệm, cùng một loại cà phê đã được ghi nhận là có hương vị ngon hơn từ cốc sứ so với cốc nhựa hoặc polystyrene. Bởi vì tất cả chúng ta đều có thể đánh giá cao/thấp cách bài trí đồ ăn nên các nhà hàng luôn cố gắng phục vụ thực khách của mình những ly sôcôla sang trọng hoặc bánh ngọt tinh tế trên những chiếc đĩa sành/sứ cao cấp để khuyến khích họ dành thời gian và tận hưởng trải nghiệm với các món ăn của quán.

Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng, mùi vị của thức ăn quyết định đến độ ngon của các món ăn đó. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ vị giác và khứu giác tham gia cấu thành nên độ ngon của các món ăn mà tất cả các giác quan còn lại của chúng ta đều tham gia vào quá trình này. Chính vì lẽ đó, thay vì chỉ quan tâm đến mùi vị món ăn, các bà nội trợ cũng nên chú trọng đến cách bài trí món ăn cũng như những âm thanh trong khi ăn để khiến bữa ăn của gia đình trở nên hoàn hảo hơn.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: christellebedrossian.com, chouchoute.co.uk, webmd.com, deannaminich.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe