Bị sa tinh hoàn có chữa được không?

Sa tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn của nam giới bị chảy xệ, dài hơn dương vật khi nó không cương cứng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động bình thường của tinh hoàn. Vậy khi bị sa tinh hoàn có chữa được không?

1. Triệu chứng sa tinh hoàn là gì?

Sa tinh hoàn là gì? Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng đối với sinh lý của nam giới, nó có chức năng nội tiết là điều tiết hormone Testosterone và chức năng ngoại tiết là sản xuất ra tinh trùng. Tinh hoàn gồm có 2 bên là bên trái và bên phải, được liên kết và bao bọc bởi bìu. Với người trưởng thành, tinh hoàn thường có kích thước trùng bình từ 4 - 4.5cm và chiều rộng là 2 - 2.5cm. Khi ở trạng thái tự nhiên, hai tinh hoàn sẽ có chiều dài ngắn hơn hoặc bằng so với dương vật không cương cứng.

Còn khi người bệnh bị sa tinh hoàn, kích thước bìu treo tinh hoàn sẽ có chiều dài dài hơn "cậu nhỏ" ở trạng thái bình thường. Hoặc khi ở trạng thái ngồi, lớp da bìu không thể co gói lại tinh hoàn như cơ chế hoạt động bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bìu đã bị giãn khiến tinh hoàn chảy xệ.

2. Vì sao lại bị sa tinh hoàn?

Bị sa tinh hoàn sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tinh thần của cánh mày râu. Có nhiều người cho rằng, tinh hoàn chảy xệ là là do thói quan hoặc do cách lựa quần lót không phù hợp. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả, các chuyên gia đã chia sẻ một số nguyên nhân gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn dưới đây:

  • Do bị viêm tinh hoàn: Triệu chứng của căn bệnh này là có các cơn sốt cao, đau nhức khó chịu, sưng tấy ở tinh hoàn khiến cho tinh hoàn to hơn bình thường, làm giãn bìu gây ra tình trạng chảy xệ. Bệnh này khi để lâu sẽ gây ra các biến chứng như viêm lây sang các vùng khác khiến viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, ...
  • Do tinh hoàn bị xoắn, giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là khi các tĩnh mạch ở tinh hoàn có hiện tượng bị xoắn lại hoặc giãn căng ra. Bệnh lý này gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn, khiến cho máu không được lưu thông đều, gây ra tình trạng tinh hoàn bị tăng kích thước, dẫn đến tinh hoàn bị chảy xệ.
  • Do da bìu rộng hơn túi tinh: Khi da bìu có kích thước lớn hơn, không ôm được sát hai bên tinh hoàn nên gây ra tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ chỉ ở 1 bên hoặc ở cả hai bên.
  • Do nhiệt độ gia tăng cao: Bìu có khả năng co vào hoặc giãn ra theo nhiệt độ để giúp cho môi trường bên trong ổn định để tinh hoàn phát triển. Khi nhiệt độ nóng lên do thời tiết hoặc do vận động khiến cho lớp da bìu bị giãn ra quá mức.
  • Do kích thước tinh hoàn: Khi tinh hoàn có kích thước quá to, vượt cả khả năng co lại của bìu thì cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng sa tinh hoàn.
  • Do tràn dịch ở tinh mạc: Khi ống hút tinh mạc bị rối loạn chức năng thì sẽ gây nên hiện tượng tràn dịch ở tinh mạc, khiến cho túi tinh bị xà xuống và gây ra tình trạng sa tinh hoàn.
  • Do bị bệnh lý ung thư ở tinh hoàn: Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Khi những tế bào ung thư phát triển, nó sẽ tạo ra các hạch ở tinh hoàn, dẫn đến thể tích và kích thước tinh hoàn lớn dần lên. Khi đó, bìu sẽ phải chịu áp lực lớn, hiện tượng chảy xệ sẽ diễn ra ngày càng nặng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải được can thiệp kịp thời từ bác sĩ để tránh gây thêm ra các hiện tượng sốt cao, ...
  • Do bệnh lý thoát bị ở bẹn: Đây là nguyên nhân không trực tiếp, thoát vị ở bẹn sẽ gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn, khiến đau tức vùng bìu, đặc biệt là khi di chuyển đi lại hoặc khi đứng.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy xệ tinh hoàn còn do lớp màng tinh hoàn bị tổn thương.

3. Triệu chứng của bệnh sa tinh hoàn nam giới cần phải biết

  • Bìu bị giãn xuống, lỏng lẻo
  • Khi quan sát thấy bộ phận bìu bị giãn xuống mà không có hiện tượng co lại trong khoảng thời gian dài, hoặc khi lớp bìu không thể co ngay lại khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Và khi co lại, lớp da bìu bị săn nhưng vẫn cảm thấy bìu bị lỏng lẻo.
  • Một trong hai bên tinh hoàn bị to lên
  • Khi người bệnh bị sa tinh hoàn, phần ruột ở phía trên sẽ bị kéo xuống dưới và dồn lại theo chiều bên tinh hoàn bị sa
  • Kích thước bìu sẽ ngày càng to ra
  • Nếu người bệnh không chú ý đến hiện tượng này mà vẫn hoạt động nặng, tập thể thao quá nhiều thì sẽ khiến cho tình trạng tinh hoàn bị thêm trầm trọng hơn.
  • Cảm giác nặng bất thường ở phần dưới
  • Vì khi bị sa tinh hoàn, tinh hoàn sẽ bị tăng trọng lượng khiến cho người bệnh cảm thấy tức tức và khó chịu ở vùng bụng dưới.

4. Bị sa tinh hoàn có nguy hiểm không?

Vì tinh hoàn là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới nên khi bị sa tinh hoàn, các chức năng của bộ phận này cũng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc và đe dọa đến khả năng quan hệ của đàn ông. Cụ thể:

  • Số lượng tinh trùng sẽ bị yếu đi, tăng khả năng bị dị dạng, khó có thể thụ tinh với trứng của nữ giới, chất lượng tinh trùng suy giảm đột biến, dẫn đến khả năng bị vô sinh rất cao.
  • Tiềm ẩn nguy cơ mắc chứng viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Bị thiếu hụt hormone testosterone, làm giảm đi ham muốn và khả năng quan hệ tình dục của người đàn ông. Khi đó, người đàn ông sẽ ngại gần gũi, để lâu sẽ dẫn đến tình trạng lãnh cảm, yếu sinh lý.

5. Bị sa tinh hoàn có chữa được không?

Bệnh sa tinh hoàn là một bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu người bệnh được phát hiện kịp thời. Chỉ định bắt buộc là khi người bệnh cần phải phát hiện ra được sự khác lạ của bộ phận sinh dục như bị sưng, xệ tinh hoàn kèm với biểu hiện đau, tức. Khi đó, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra các phương pháp phù hợp với tình trạng của người bệnh.

6. Một số phương pháp điều trị bệnh sa tinh hoàn

Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

  • Do viêm tinh hoàn: sử dụng phương pháp nội khoa. Các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định sử dụng thuốc đặc trị, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh.
  • Do bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn: sử dụng phương pháp ngoại khoa. Các cuộc phẫu thuật sẽ giúp cho các dây tĩnh mạch thừng tinh đang bị giãn cố định lại, giúp cho lượng máu được lưu thông bình thường và ổn định hơn.
  • Do bị thoát bị ở bẹn: sử dụng phương pháp ngoại khoa kết hợp với nội khoa để bệnh tình mau được cải thiện.
  • Do bị ung thư ở thế bào tinh hoàn: với tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn mà người bệnh phát hiện ra như hóa trị, xạ trị hoặc sinh học phù hợp.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc trả lời được câu hỏi “Bị sa tinh hoàn có chữa được không?”. Qua đó biết thêm được nguyên nhân, cách điều trị sẽ khiến cho bạn không chỉ phòng tránh được mà trong các trường hợp không mong muốn nhất cũng sẽ bình tĩnh đối mặt để điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan