Cảm thấy nôn nao có làm sao không?

Đối với hầu hết mọi người, sau một đêm uống rượu có thể dẫn đến tình trạng đau đớn vào buổi sáng hôm sau và hậu quả đáng sợ của cảm giác nôn nao. Vậy cảm thấy nôn nao có làm sao không?

1. Cảm thấy nôn nao là gì?

Cảm giác nôn nao bồn chồn đề cập đến một loạt các triệu chứng xảy ra do việc uống quá nhiều rượu. Các triệu chứng điển hình của tình trạng này bao gồm mệt mỏi, khát nước, suy nhược, nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, buồn nôn, đau dạ dày, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, lo lắng, khó chịu, đổ mồ hôităng huyết áp. Cảm giác nôn nao ở mỗi người có thể khác nhau.

2. Nguyên nhân gây ra cảm giác nôn nao là gì?

Rượu là nguyên nhân chính gây ra cảm giác nôn nao bồn chồn, nhưng các thành phần khác có trong đồ uống có cồn cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng nôn nao hoặc làm cho cảm giác nôn nao của bạn trở nên tồi tệ hơn.

  • Chất đồng hóa: Là các hợp chất được tạo ra trong quá trình lên men, trừ rượu etylic. Những chất này góp phần tạo ra hương vị và mùi của các loại đồ uống có cồn. Những loại có màu sẫm hơn, chẳng hạn như rượu bourbon, có xu hướng chứa hàm lượng chất đồng hóa cao hơn những loại đồ uống sáng màu. Những chất này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn nao ở một số người.
  • Sulfites: Là những hợp chất được thêm vào trong rượu vang như một chất bảo quản. Những người nhạy cảm với chất này có thể bị đau đầu sau khi uống rượu vang.

Một số yếu tố có thể góp phần gây ra cảm giác nôn nao bồn chồn:

  • Mất nước nhẹ: Rượu ngăn cản việc giải phóng vasopressin, một loại hormone do não sản xuất ra để gửi tín hiệu đến cho thận khiến chúng giữ lại nước. Kết quả là khi bạn uống rượu, bạn sẽ đi tiểu và mất nhiều nước hơn. Mất nước nhẹ dẫn đến các triệu chứng nôn nao như là khát nước, mệt mỏi và đau đầu.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn: Hầu hết mọi người có thể ngủ nhanh hơn sau khi uống rượu, nhưng giấc ngủ của bạn sẽ bị chia cắt và bạn có xu hướng thức dậy sớm hơn. Điều này góp phần gây ra triệu chứng mệt mỏi, cũng như giảm năng suất làm việc vào ngày hôm sau.
  • Kích ứng đường tiêu hóa: Rượu gây kích ứng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit. Điều này có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.
  • Viêm: Rượu sẽ làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm góp phần vào việc gây ra cảm giác khó chịu mà bạn cảm thấy khi bị bệnh, vì vậy nó cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra cảm giác nôn nao bồn chồn.

Kích ứng đường tiêu hóa có thể khiến người bệnh gặp tình trạng nôn nao
Kích ứng đường tiêu hóa có thể khiến người bệnh gặp tình trạng nôn nao

  • Tiếp xúc với acetaldehyde: Quá trình chuyển hóa rượu chủ yếu diễn ra ở gan. Quá trình này tạo ra hợp chất acetaldehyde, đây là một sản phẩm phụ độc hại, tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nó góp phần gây viêm gan, viêm tuyến tụy, viêm não, viêm đường tiêu hóa và các cơ quan khác.
  • Hội chứng cai rượu: Trong khi uống rượu, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hơn, thoải mái hơn và thậm chí là cảm thấy hưng phấn, nhưng não bộ của bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với những tác động tích cực đó khi cố gắng duy trì sự cân bằng của cơ thể. Kết quả là khi sự hưng phấn mất đi, bạn có thể cảm thấy bồn chồn và lo lắng hơn trước khi bạn uống rượu.

Bởi vì phản ứng của cơ thể mỗi người rất khác nhau, nên rất khó để dự đoán bao nhiêu đồ uống có cồn sẽ gây ra cảm giác nôn nao. Bất cứ lúc nào bạn uống đến say, có khả năng bạn sẽ có cảm giác nôn nao bồn chồn vào ngày hôm sau.

Các triệu chứng nôn nao sẽ đạt đến đỉnh điểm khi nồng độ cồn trong máu của bạn trở về mức không. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong 24 giờ hoặc lâu hơn.

3. Cảm thấy nôn nao có làm sao không?

Cảm giác nôn nao có thể vừa đau vừa nguy hiểm. Trong lúc nôn nao, sự chú ý, khả năng ra quyết định và phối hợp cơ bắp của bạn đều có thể bị suy giảm so với bình thường. Ngoài ra, khả năng thực hiện các công việc quan trọng như vận hành máy móc, lái xe hoặc chăm sóc người khác có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Những lầm tưởng phổ biến về cảm giác nôn nao:

  • Lầm tưởng một số hành động có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác nôn nao. Chẳng hạn như có người cho rằng việc uống cà phê hoặc đi tắm, có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi chứng nôn nao. Sự thật không phải như vậy, cách duy nhất để tránh hoàn toàn cảm giác nôn nao đó là bạn không uống rượu hoặc chỉ uống ở mức tối thiểu. Không có cách nào để chữa khỏi cảm giác nôn nao bồn chồn ngoài thời gian.
  • Lầm tưởng về thứ tự đồ uống sẽ ảnh hưởng đến cảm giác nôn nao, như việc nhiều người cho rằng uống bia trước rượu, thì không bao giờ bị bệnh. Sự thật không phải vậy, khi bạn càng uống nhiều rượu, cảm giác nôn nao sẽ càng tồi tệ hơn. Điều này đúng bất kể với một người uống bia, rượu, rượu chưng cất hay kết hợp những loại đồ uống này.
  • Lầm tưởng khác đó là cho rằng việc uống một thức uống có cồn vào buổi sáng sau một đêm uống rượu sẽ giúp bạn tránh cảm giác nôn nao, đây là một thói quen được gọi là “lấy độc trị độc”. Nhưng sự thật không phải như vậy, mặc dù việc làm này có thể tạm thời giảm thiểu một số triệu chứng nôn nao, nhưng nó có thể góp phần vào việc kéo dài cảm giác khó chịu và các triệu chứng khác của cảm giác nôn nao.

Nôn nao có thể báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm cho người mắc
Nôn nao có thể báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm cho người mắc

4. Biện pháp nào giúp khắc phục cảm giác nôn nao?

Mặc dù có nhiều biện pháp khắc phục chứng nôn nao được đề cập trên mạng và trên các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng chưa có một biện pháp nào được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Không có loại thuốc thần thánh nào để đánh bại những cơn say, mà chỉ có thời gian mới có thể giúp ích cho bạn trong tình trạng này.

Bạn cần phải đợi cơ thể hoàn thành việc loại bỏ các sản phẩm phụ độc hại từ quá trình chuyển hóa rượu, để bù nước, chữa lành các mô bị kích thích và khôi phục lại hoạt động miễn dịch và não trở lại bình thường. Không có cách nào để có thể làm tăng tốc độ phục hồi của não sau việc sử dụng rượu.

Một số người sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (thường là acetaminophen) trước khi đi ngủ để giảm thiểu cảm giác nôn nao bồn chồn. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng sự kết hợp của rượu và acetaminophen có thể gây độc cho gan của bạn.

Giống như rượu, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như là aspirinibuprofen, có thể làm tăng việc giải phóng axit và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này trước và sau khi uống rượu.

Để có thể giảm bớt các triệu chứng nôn nao bồn chồn, một số người chuyển sang sử dụng các loại đồ uống thể thao giàu chất điện giải hoặc các sản phẩm khác. Thậm chí một người sử dụng phương pháp điều trị bằng đường truyền dịch, nhằm nỗ lực điều trị tình trạng mất cân bằng điện giải do việc tăng đi tiểu và mất nước do uống rượu gây ra.

Nghiên cứu đã không tìm thấy mối tương quan nào giữa mức độ gián đoạn điện giải và mức độ nghiêm trọng của cảm giác nôn nao. Và cũng không tìm thấy tác động của các chất điện giải bổ sung với mức độ nghiêm trọng của cảm giác nôn nao bồn chồn. Với hầu hết mọi người, cơ thể sẽ nhanh chóng khôi phục lại sự cân bằng điện giải một khi tác động của rượu bắt đầu giảm bớt. Biện pháp khắc phục hiệu quả duy nhất cho cảm giác nôn nao đó là tránh để say bằng cách uống rượu có chừng mực hoặc không uống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe